Dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là những thông tin nào? Thu thập các dữ liệu gốc này như thế nào?
Dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là những thông tin nào?
Tại Điều 6 Nghị định 43/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm bao gồm các thông tin sau:
a) Dữ liệu cơ bản cá nhân bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; dân tộc; quốc tịch; nơi đăng ký khai sinh; quê quán, nơi thường trú; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
b) Thông tin liên hệ của công dân;
c) Nhóm thông tin về hộ gia đình: Mã hộ gia đình; địa chỉ; danh sách các thành viên trong hộ gia đình;
d) Nhóm thông tin về bảo hiểm xã hội: Mã số bảo hiểm xã hội; mã đơn vị quản lý người tham gia; cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý; loại đối tượng bảo hiểm xã hội; phương thức đóng; quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mã số thuế;
đ) Nhóm thông tin về bảo hiểm y tế: Mã mức hưởng; loại đối tượng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; thời điểm hết hạn; thời điểm đủ 05 năm liên tục; quá trình đóng, hưởng;
e) Nhóm thông tin về bảo hiểm thất nghiệp: Quá trình đóng, hưởng; thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
g) Nhóm thông tin về người sử dụng lao động gồm: Tên; mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập; mã số thuế; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh (hoặc ngành, nghề kinh doanh chính)/lĩnh vực hoạt động; số điện thoại, thư điện tử; loại hình doanh nghiệp/loại hình tổ chức; phương thức đóng;
h) Nhóm thông tin cơ bản về y tế;
i) Nhóm thông tin về an sinh xã hội;
2. Thông tin được quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều này là dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
Theo quy định nêu trên thì dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là:
- Nhóm thông tin về bảo hiểm xã hội: Mã số bảo hiểm xã hội; mã đơn vị quản lý người tham gia; cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý; loại đối tượng bảo hiểm xã hội; phương thức đóng; quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mã số thuế;
- Nhóm thông tin về bảo hiểm y tế: Mã mức hưởng; loại đối tượng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; thời điểm hết hạn; thời điểm đủ 05 năm liên tục; quá trình đóng, hưởng;
- Nhóm thông tin về bảo hiểm thất nghiệp: Quá trình đóng, hưởng; thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Thu thập các dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm như thế nào?
Tại Điều 7 Nghị định 43/2021/NĐ-CP quy định về việc thu thập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm có nêu như sau:
Thu thập thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm
1. Thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Thông tin quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 6 được trích, chọn và đồng bộ hóa dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.
3. Thông tin quy định tại điểm g khoản 1 Điều 6 được đồng bộ hóa dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.
4. Thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều 6 được trích, chọn và đồng bộ hóa dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu do Bộ Y tế quản lý.
5. Thông tin quy định tại điểm i khoản 1 Điều 6 được trích, chọn và đồng bộ hóa dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
6. Trường hợp dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 6 chưa thể thu thập theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì được đồng bộ hóa dữ liệu từ nguồn dữ liệu chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý và các nguồn dữ liệu khác có liên quan.
Theo quy định trên đối với các dữ liệu gốc được quy định tại điểm d, đ và điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 43/2021/NĐ-CP thì được trích, chọn và đồng bộ hóa dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được cập nhật và điều chỉnh như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 43/2021/NĐ-CP quy định về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm như sau:
Cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau:
a) Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nghiệp vụ;
b) Đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm chưa đầy đủ, chính xác;
c) Từ các Cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi.
2. Các cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh các thông tin tại khoản 1 Điều này.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?