Dự phòng nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là gì? Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm những loại nào?
Dự phòng nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là gì?
Dự phòng nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về dự phòng nghiệp vụ như sau:
Dự phòng nghiệp vụ
1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
Theo đó, dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm những loại dự phòng nào?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Như vậy, dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm những khoản dự phòng sau:
- Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
- Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong dự phòng nghiệp vụ được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ như sau:
Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và phải được chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
Trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được xác định như sau:
Trách nhiệm giữ lại = Trách nhiệm bảo hiểm gốc + Trách nhiệm nhận tái bảo hiểm - Trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm.
Trong đó:
- Đối với trách nhiệm bảo hiểm gốc: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều này trên cơ sở phí bảo hiểm gốc (sau khi đã trừ đi hoàn phí, giảm phí) và quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này trên cơ sở bồi thường bảo hiểm gốc.
- Đối với trách nhiệm nhận tái bảo hiểm: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều này trên cơ sở phí nhận tái bảo hiểm (sau khi đã trừ đi hoàn phí, giảm phí) và quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều này trên cơ sở bồi thường nhận tái bảo hiểm.
- Đối với trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm: Dự phòng nghiệp vụ được tính theo các phương pháp trích lập quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều này trên cơ sở phí nhượng tái bảo hiểm (sau khi đã trừ đi hoàn phí, giảm phí) và điểm 3.2 khoản 3 Điều này trên cơ sở bồi thường nhượng tái bảo hiểm.
...
Từ quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải lập các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại theo quy. Trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm được xác định như sau:
Trách nhiệm giữ lại = Trách nhiệm bảo hiểm gốc + Trách nhiệm nhận tái bảo hiểm - Trách nhiệm nhượng tái bảo hiểm.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?