Mẫu báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là mẫu nào?
- Mẫu báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là mẫu nào?
- Thời hạn chốt số liệu báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ?
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ muốn cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới phải có tài sản như thế nào?
Mẫu báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là mẫu nào?
Căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 58 Thông tư 67/2023/TT-BTC có quy định như sau:
Nội dung báo cáo
...
4. Báo cáo nghiệp vụ: doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện lập và gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo nghiệp vụ theo tháng, quý và năm và kèm theo bản điện tử cụ thể như sau:
a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này:
...
- Báo cáo khả năng thanh toán quý, năm: Mẫu số 7-PNT
- Báo cáo ASEAN hàng năm: Mẫu số 8-PNT
- Báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm: Mẫu số 9-PNT
- Báo cáo theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm quý, năm: Mẫu số 10A-PNT
- Báo cáo theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm bắt buộc quý, năm: Mẫu số 10B-PNT
...
Như vậy, mẫu báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm theo quy định là Mẫu số 9-PNT Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 67/2023/TT-BTC, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm.
Thời hạn chốt số liệu báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Thông tư 67/2023/TT-BTC như sau:
Thời hạn chốt số liệu, thời gian gửi báo cáo, phương thức gửi báo cáo
...
3. Báo cáo bán niên:
a) Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo.
b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.
c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua phần mềm ứng dụng do Bộ Tài chính xây dựng.
4. Báo cáo năm:
a) Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.
c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua phần mềm ứng dụng do Bộ Tài chính xây dựng. Từ 01/7/2024, phần mềm ứng dụng được sử dụng là Hệ thống thông tin quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bộ Tài chính.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời gian chốt số liệu báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo.
Tải về mẫu báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ muốn cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới phải có tài sản như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ muốn cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới phải đáp ứng điều kiện về năng lực tài chính như sau:
Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
...
2. Các điều kiện về năng lực tài chính:
a) Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài; tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới thì phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?