Dự trữ ngoại hối chính thức là gì? Cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức gồm các cơ cấu nào?
Dự trữ ngoại hối chính thức là gì?
Dự trữ ngoại hối chính thức được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 50/2014/NĐ-CP thì dự trữ ngoại hối chính thức bao gồm Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
Dự trữ ngoại hối chính thức là gì? Cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức gồm các cơ cấu nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức gồm các cơ cấu nào?
Cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức gồm các cơ cấu được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 50/2014/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
a) Quy định về tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối nhà nước;
b) Quy định về cơ cấu đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối chính thức, bao gồm cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
2. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối:
a) Xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất và giá vàng trên thị trường quốc tế;
b) Tình hình đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế.
3. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
a) Mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và giá vàng;
b) Tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế;
c) Tình hình sử dụng các loại ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và trả nợ nước ngoài của Việt Nam;
d) Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.
4. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư:
a) Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;
b) Dự báo diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước;
c) Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới.
5. Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Tài chính để phối hợp.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức gồm các cơ cấu sau: cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
Ai có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức?
Ai có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 50/2014/NĐ-CP như sau:
Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi toàn bộ số ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Hằng năm, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức ngoại tệ được phép giữ lại để chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Trên cơ sở hạn mức ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại, Bộ Tài chính có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
3. Hằng năm, chậm nhất đến ngày 31 tháng 3, Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo kế hoạch bán ngoại tệ trong năm chi tiết theo quý để bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
4. Trường hợp ngân sách nhà nước có khả năng không cân đối được ngoại tệ để thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Chính phủ và các nhu cầu chi ngoại tệ khác của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì trên cơ sở hạn mức ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ lại thì Bộ Tài chính có trách nhiệm bán toàn bộ số ngoại tệ còn lại bổ sung dự trữ ngoại hối chính thức.
Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ nào?
Ngân hàng Nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối chính thức thông qua các nghiệp vụ Điều 10 Nghị định 50/2014/NĐ-CP như sau:
- Đầu tư trên thị trường quốc tế.
- Can thiệp thị trường trong nước.
- Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
- Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
- Các nghiệp Vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự trữ ngoại hối có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?