Dựa vào những cơ sở nào để cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng thương mại?
- Ai có thẩm quyền áp dụng hình thức kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng thương mại?
- Dựa vào những cơ sở nào để cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng thương mại?
- Ngân hàng thương mại bị áp dụng hình thức kiểm soát đặc biệt thì có phải thực hiện việc dự trữ bắt buộc hay không?
Ai có thẩm quyền áp dụng hình thức kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng thương mại?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định như sau:
"Điều 6. Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân:
a) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Điều 4, Điều 5 Thông tư này vào kiểm soát đặc biệt;
b) Hình thức kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 14, 15 Thông tư này;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt;
đ) Thông báo về kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
e) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
g) Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
h) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
i) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;
k) Các nội dung khác quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Thông tư này.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h, i khoản 1 Điều này;
b) Các nội dung quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 146; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 146a (trừ nội dung về cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước); khoản 2, 6 Điều 146đ; điểm a, b, d khoản 2 Điều 148b; khoản 2, 3, 4 (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) Điều 148c; khoản 2, 3, 4, 5, 6, 11 Điều 148đ; khoản 1, 2 Điều 149c và khoản 1, 2 Điều 149d Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đối với các nội dung quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 148b; khoản 7, 12 Điều 148đ và khoản 3 Điều 149c Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) chấp thuận trước khi thực hiện.
3. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) kiến nghị Chính phủ thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn."
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định áp dụng hình thức kiểm soát đặt biệt đối với ngân hàng thương mại.
Dựa vào những cơ sở nào để cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng thương mại?
Dựa vào những cơ sở nào để cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng thương mại?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định:
"Điều 7. Hình thức kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định:
a) Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;
b) Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
2. Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
4. Việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
b) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm a khoản này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này."
Có 2 hình thức kiểm soát đặc biệt là hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện.
Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Ngân hàng thương mại bị áp dụng hình thức kiểm soát đặc biệt thì có phải thực hiện việc dự trữ bắt buộc hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định như sau:
"Điều 3. Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
2. Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.
3. Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này."
Ngân hàng thương mại bị áp dụng hình thức kiểm soát đặc biệt thì không phải thực hiện việc dự trữ bắt buộc.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?