Dung dịch muối đệm phốt phát có công dụng gì trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm?

Cho tôi hỏi trong số các loại thuốc thử và vật liệu thử dùng trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm thì có sử dụng đến dung dịch đệm phốt phát, dung dịch có thể sử dụng cho mọi phương pháp chẩn đoán. Vậy công dụng của dung dịch là gì? Câu hỏi của anh Tú từ An Giang.

Để chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm thì có thể dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-20:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm quy định về thuốc thử và vật liệu thử dùng trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm như sau:

Thuốc thử, vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có RNAse và DNAse, trừ khi có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho lấy mẫu
3.1.1 Cồn (Ethanol), từ 70 % đến 100 % (C2H6O);
3.1.2 Dung dịch muối đệm phốt phát (PBS) (xem Phụ lục A);
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho PCR, realtime PCR
3.2.1 Kít chiết tách ADN/ARN vi rút;
3.2.2 Kít nhân gen PCR, realtime PCR;
3.2.3 Nước tinh khiết, không có DNAse/RNAse.
3.2.4 Bột agarose, dung dịch TBE 10X;
3.2.5 Chất nhuộm gel (GelRed hoặc chất nhuộm gel tương đương);
3.2.6 Dung dịch nạp mẫu (Loading dye);
3.2.7 Thang chuẩn ADN;
3.2.8 Đoạn mồi (primers): thực hiện phản ứng PCR;
3.2.9 Đoạn mồi (primers) và đoạn dò (probe): thực hiện phản ứng realtime PCR;
3.2.10 Mẫu đối chứng: Mẫu đối chứng dương là mẫu có chứa ADN của vi rút IHHN được chiết tách từ mẫu dương chuẩn. Mẫu đối chứng âm là mẫu nước không có DNAse/ RNAse dùng để pha loãng các chất phản ứng.

Theo đó, thuốc thử và vật liệu thử dùng cho việc chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm gồm cồn (Ethanol), từ 70 % đến 100 % (C2H6O) và dung dịch muối đệm phốt phát (PBS).

Ngoài ra, tùy theo phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh ở tôm thì sẽ cần một số loại thuốc thử và vật liệu thử đặc thù cho từng phương pháp theo tiêu chuẩn nêu trên.

Dung dịch muối đệm phốt phát có công dụng gì trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm?

Dung dịch muối đệm phốt phát có công dụng gì trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm? (Hình từ Internet)

Dung dịch muối đệm phốt phát dùng trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm có những thành phần nào?

Theo Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-20:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm quy định về dung dịch muối đệm phốt phát như sau:

A Dung dịch muối đệm phốt phát pH ~ 7,2 (PBS)
A.1 Thành phần
Natri clorua (NaCl) 8,0 g
Kali clorua (KCl) 0,2 g
Natri hydrophosphat (Na2HPO4) 1,15g
Kali dihydrophosphat (KH2PO4) 0,2 g
Nước cất 1000 ml
A.2 Cách chuẩn bị
Hòa tan natri clorua, kali clorua, natri hydrophosphat và kali dihydrophosphat trong 1000 ml nước cất. Chỉnh pH trong khoảng 7,2 ± 0,2. Hấp 121 °C trong thời gian 15 phút, chia nhỏ và bảo quản ở 4 °C trong khoảng 3 tháng.
GHI CHÚ: Có thể sử dụng PBS thương mại và chuẩn bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Theo đó, dung dịch đệm phốt phát được cấu tạo từ những thành phần như:

- Natri clorua (NaCl)

- Kali clorua (KCl)

- Natri hydrophosphat (Na2HPO4)

- Kali dihydrophosphat (KH2PO4)

- Nước cất

Hòa tan natri clorua, kali clorua, natri hydrophosphat và kali dihydrophosphat trong 1000 ml nước cất. Chỉnh pH trong khoảng 7,2 ± 0,2. Hấp 121 °C trong thời gian 15 phút, chia nhỏ và bảo quản ở 4 °C trong khoảng 3 tháng.

Người thực hiện chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm cũng có thể sử dụng dung dịch muối đệm phốt phát thương mại và chuẩn bị theo hướng dẫn mà không cần thức hiện điều chế dung dịch theo công thức trên.

Dung dịch muối đệm phốt phát có công dụng gì trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm?

Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-20:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm quy định về việc lấy mẫu và xử lý mẫu như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
CHÚ THÍCH: Các bước thực hiện quy trình chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu do vi rút IHHN trong phòng thí nghiệm được thực hiện theo Phụ lục C. Tất cả các thao tác liên quan đến xử lý mẫu, chiết tách ADN, phát hiện vi rút bằng phương pháp realtime PCR và PCR phải được tiến hành trong buồng cấy an toàn sinh học cấp 2 (xem 4.1.2).
6.1 Lấy mẫu và xử lý mẫu bệnh phẩm
6.1.1 Lấy mẫu
- Ấu trùng và hậu ấu trùng: Thu nguyên con, lượng mẫu ít nhất khoảng 50 mg/mẫu.
- Tôm trưởng thành và tôm bố mẹ: Thu nguyên con, hoặc thu các loại mẫu: mang, máu, chân bơi và đuôi. Mẫu có thể được gộp từ 1 mẫu đến 5 mẫu thành 1 mẫu xét nghiệm.
Mẫu bệnh phẩm phải được lấy vô trùng, các bộ phận phải để riêng biệt trong từng túi hay lọ vô trùng và được cố định trong cồn 90 % (3.1.1) theo tỉ lệ mẫu : cồn (1:10) hoặc mẫu tươi, bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C và chuyển đến phòng thí nghiệm trong 48 h sau khi lấy mẫu. Mẫu tươi chuyển đến phòng thí nghiệm nếu chưa phân tích ngay phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 °C hoặc âm 80 °C hoặc được cố định trong cồn từ 96 % đến 100 % (3.1.1) theo tỉ lệ mẫu và cồn (1:10) bảo quản ở nhiệt độ phòng.
6.1.2 Xử lý mẫu bệnh phẩm
Tạo huyễn dịch 10% từ mẫu bệnh phẩm nghiền (4.1.4) trong dung dịch PBS (3.1.2) vô trùng (ví dụ: nghiền 1 g mẫu bệnh phẩm trong 9 ml dung dịch PBS (3.1.2)). Sau đó ly tâm 2500 g trong 15 phút bằng máy ly tâm (4.2.2). Thu dịch nổi để chẩn đoán phát hiện vi rút IHHN bằng realtime PCR và PCR.

Như vậy, dung dịch muối đệm phốt phát có công dụng xử lý mẫu bệnh phẩm dùng trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm

Trần Thành Nhân

Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào