Đường giao thông nông thôn bao gồm các tuyến đường nào? Khi thiết kế đường giao thông nông thôn phải thỏa mãn các yêu cầu nào?

Thiết kế tuyến đường giao thông nông thôn phải đảm bảo các thông số kỹ thuật như thế nào? Khi thiết kế đường giao thông nông thôn phải thỏa mãn các yêu cầu nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Nga - Long Thành.

Đường giao thông nông thôn bao gồm các tuyến đường nào?

Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định như sau:

Đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của các địa phương, xem Phụ lục A.

Theo đó, đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của các địa phương, xem Phụ lục A.

Đường giao thông nông thôn

Đường giao thông nông thôn (Hình từ Internet)

Thiết kế tuyến đường giao thông nông thôn phải đảm bảo các thông số kỹ thuật như thế nào?

Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định về yêu cầu cơ bản của thiết kế tuyến đường như sau:

Các tuyến đường sử dụng hợp lý địa hình, vận dụng chính xác các tiêu chuẩn mặt cắt ngang, bình đồ và mặt cắt dọc để tiến hành thiết kế, khi điều kiện cho phép nên cố gắng sử dụng chỉ tiêu kỹ thuật cao.

Tuyến đường thiết kế cần duy trì cân bằng sinh thái, chú ý đến bảo vệ môi trường, chú ý phối hợp giữa các môi trường địa phương và cảnh quan, hạn chế giải phóng mặt bằng nhà ở và đất nông nghiệp, không xâm phạm phạm vi di tích lịch sử và gây thiệt hại đến hiện vật lịch sử của địa phương theo quy định hiện hành.

Khi qua các thị trấn và các khu định cư đông đúc, tuyến đường nên đi ven mà không cắt qua, tạo thuận tiện cho dân nhưng tránh ùn tắc và tai nạn giao thông.

Khi thiết kế đường giao thông nông thôn phải thỏa mãn các yêu cầu nào?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định cụ thể:

4. Quy định chung
4.1. Yêu cầu chung khi thiết kế đường GTNT không chỉ tuân theo đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn này mà phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của địa phương;
Phải xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng được tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này;
Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến.
4.2. Hệ thống đường GTNT được phân thành 4 cấp kỹ thuật A, B, C và D. Cấp A, B và C áp dụng đối với đường có ô tô chạy qua. Lựa chọn cấp hạng kỹ thuật tuyến đường tùy thuộc vào lưu lượng xe thiết kế (Nn), xem Bảng 4. Cấp D áp dụng đối với đường không có ô tô chạy qua.
4.3. Ngoài 4 cấp kỹ thuật như được quy định trong tiêu chuẩn này, chủ đầu tư có thể lựa chọn đường cấp VI, cấp V hoặc cấp IV trong TCVN 4054:2005 áp dụng cho những khu vực kinh tế phát triển hoặc có khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn (khu sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương). Căn cứ để lựa chọn áp dụng các cấp kỹ thuật trong TCVN 4054:2005 cho đường GTNT dựa trên hai thông số cơ bản, đó là:
- Lưu lượng xe thiết kế (Nn) ≥ 200 xqđ/nđ (xác định theo Điều 4.8);
- Xe có tải trọng trục từ lớn hơn 6000 Kg đến 10000 Kg chiếm trên 10 % tổng số xe lưu thông trên tuyến (Tham khảo Phụ lục C).
4.4. Đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hóa hoặc nằm trong quy hoạch đô thị hóa, cần phải lựa chọn loại đường phố nội bộ (4-a) theo "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế " thay thế cho Tiêu chuẩn này.

Theo đó, yêu cầu chung khi thiết kế đường GTNT không chỉ tuân theo đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn này mà phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của địa phương;

- Phải xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng được tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này;

- Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến.

Hệ thống đường GTNT được phân thành 4 cấp kỹ thuật A, B, C và D. Cấp A, B và C áp dụng đối với đường có ô tô chạy qua. Lựa chọn cấp hạng kỹ thuật tuyến đường tùy thuộc vào lưu lượng xe thiết kế (Nn), xem Bảng 4. Cấp D áp dụng đối với đường không có ô tô chạy qua.

Ngoài 4 cấp kỹ thuật như được quy định trong tiêu chuẩn này, chủ đầu tư có thể lựa chọn đường cấp VI, cấp V hoặc cấp IV trong TCVN 4054:2005 áp dụng cho những khu vực kinh tế phát triển hoặc có khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn (khu sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương). Căn cứ để lựa chọn áp dụng các cấp kỹ thuật trong TCVN 4054:2005 cho đường GTNT dựa trên hai thông số cơ bản, đó là:

- Lưu lượng xe thiết kế (Nn) ≥ 200 xqđ/nđ (xác định theo Điều 4.8);

- Xe có tải trọng trục từ lớn hơn 6000 Kg đến 10000 Kg chiếm trên 10 % tổng số xe lưu thông trên tuyến (Tham khảo Phụ lục C).

Đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hóa hoặc nằm trong quy hoạch đô thị hóa, cần phải lựa chọn loại đường phố nội bộ (4-a) theo "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế " thay thế cho Tiêu chuẩn này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường giao thông nông thôn

Nguyễn Anh Hương Thảo

Đường giao thông nông thôn
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường giao thông nông thôn có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường giao thông nông thôn
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025: Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B, C và D?
Pháp luật
Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn bao gồm các nội dung gì?
Pháp luật
Công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường giao thông nông thôn do ai chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện?
Pháp luật
Đường giao thông nông thôn bao gồm những loại nào? Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn được xác định như thế nào?
Pháp luật
TCVN 10380:2014 quy định yêu cầu về đường giao thông nông thôn? Khi thiết kế đường giao thông nông thôn phải thỏa mãn các yêu cầu nào?
Pháp luật
Báo cáo kiểm tra kỹ thuật các công trình trên đường giao thông nông thôn gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Trước khi đưa đường giao thông nông thôn vào vận hành khai thác thì Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Những công trình nào trên đường giao thông nông thôn được xây dựng mới phải lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình?
Pháp luật
Các loại hư hỏng thường gặp trên đường giao thông nông thôn và hướng dẫn các biện pháp nhận dạng, sửa chữa năm 2022?
Pháp luật
Đảm bảo an toàn giao thông theo các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm trên các tuyến đường giao thông nông thôn?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào