Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn thì bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt đối với hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn ra sao?
- Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ
- Mức xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ
- Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ
- Trách nhiệm bổi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông đường bộ
Tai nạn giao thông
Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, tùy theo loại phương tiện mà người vi phạm điều khiển mà mức phạt đối với hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn sẽ thay đổi.
Mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ
Điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn, như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
[...]”
Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người điều khiển xe ô tô có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[...]
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
[...]”
Mức xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ
Điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn, như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
[...]”
Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[...]
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
[...]”
Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ
Điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe đạp có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn, như sau:
“Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
[...]”
Tóm lại, tùy vào từng loại xe mà người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn mà mức phạt đối với hành vi bỏ trốn cũng được thay đổi.
- Đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn:
+ Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng;
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng.
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn:
+ Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng;
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
- Đối với người điều khiển xe đạp có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn thì phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Trách nhiệm bổi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông đường bộ
Bên cạnh các mức xử phạt hành chính, cháu của bác còn có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, trên đây là các thông tin chi tiết về mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Do đó, tùy theo loại phương tiện mà cháu của anh/chị điều khiển là gì thì mức phạt sẽ thay đổi với từng loại phương tiện tương ứng.
Tô Nguyễn Thu Trang
- khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015
- Điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019NĐ-CP
- Điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?