Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm các giấy tờ nào và ai có thẩm quyền quyết định?
- Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm các giấy tờ nào?
- Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại theo trình tự ra sao?
- Quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm các giấy tờ nào?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị, thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi quản lý.
3. Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại;
c) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại tài sản theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
d) Hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản sao.
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại theo trình tự ra sao?
Tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
- Quyết định xử lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản bị mất, bị hủy hoại; danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại được ghi giảm tài sản (tên tài sản; số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?
Theo Điều 25 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định như sau:
- Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm cả tiền bồi thường thiệt hại, nếu có) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
+ Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 đối với tài sản do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xử lý;
+ Sở Tài chính nơi cơ quan quản lý tài sản đóng trụ sở đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp quyết định xử lý.
- Tài khoản tạm giữ được theo dõi chi tiết đối với từng cơ quan có tài sản xử lý.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm lập dự toán đối với các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản trình Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) phê duyệt. Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
+ Chi phí kiểm kê, đo vẽ;
+ Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ;
+ Chi phí định giá và thẩm định giá;
+ Chi phí tổ chức bán;
+ Chi phí hợp lý khác có liên quan.
- Mức chi làm căn cứ lập dự toán chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 33/2019/NĐ-CP:
+ Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
+ Đối với các nội dung thuê dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo Hợp đồng ký giữa cơ quan được giao quản lý tài sản và đơn vị cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật;
+ Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi, người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc xử lý tài sản, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán gửi chủ tài khoản tạm giữ để chi trả. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị thanh toán của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản (trong đó nêu rõ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán) kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính;
+ Quyết định xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;
+ Các hồ sơ, giấy tờ chứng minh cho các khoản chi như: Dự toán chi được duyệt; Hợp đồng thuê dịch vụ thẩm định giá, đấu giá, phá dỡ; Hóa đơn, Phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Định kỳ hằng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại đối với các khoản thu từ xử lý tài sản đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Trường hợp số tiền thu được từ xử lý tài sản không đủ bù đắp chi phí thì phần còn thiếu được chi từ dự toán ngân sách nhà nước giao cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?