Giá khởi điểm trong đấu giá tài sản là gì? Quy chế cuộc đấu giá có bắt buộc có giá khởi điểm của tài sản đấu giá hay không?
Giá khởi điểm trong đấu giá tài sản là gì? Trong đấu giá tài sản cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Giá khởi điểm trong đấu giá tài sản là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Giá khởi điểm là giá ban đầu thấp nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên; giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.
...
Như vậy, giá khởi điểm trong đấu giá tài sản là giá ban đầu thấp nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên; giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.
Trong đấu giá tài sản cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Đối chiếu với quy định tại Điều 6 Luật đấu giá tài sản 2016 thì trong đấu giá tài sản cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
- Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Giá khởi điểm trong đấu giá tài sản là gì? Quy chế cuộc đấu giá có bắt buộc có giá khởi điểm của tài sản đấu giá hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân có được ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản xác định giá khởi điểm của tài sản đem ra bán đấu giá hay không?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
1. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm:
a) Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
b) Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
2. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
a) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
b) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
3. Tài sản đấu giá được giám định theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người tham gia đấu giá và được sự đồng ý của người có tài sản đấu giá. Trình tự, thủ tục giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với tài sản đó. Trong trường hợp giám định theo yêu cầu thì người yêu cầu thanh toán chi phí giám định.
Trên cơ sở dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Tài sản đấu giá
...
2. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
Theo đó, nếu tài sản đấu giá là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016 thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
Như vậy, cá nhân được ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản xác định giá khởi điểm của tài sản đem ra bán đấu giá tài sản đấu giá là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016.
Quy chế cuộc đấu giá có bắt buộc có giá khởi điểm của tài sản đấu giá hay không?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Quy chế cuộc đấu giá
1. Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản.
2. Quy chế cuộc đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;
b) Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;
c) Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;
d) Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;
đ) Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;
e) Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;
g) Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;
h) Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;
i) Các trường hợp bị truất quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.
3. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá.
Như vậy, quy chế cuộc đấu giá phải có giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm.
Đồng thời, tổ chức đấu giá tài sản phải ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản.
Quy chế cuộc đấu giá phải có các nội dung chính được nêu tại khoản 2 Điều 34 Luật Đấu giá tài sản 2016 và tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu giá tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?