Giá trị của chứng khoán cho vay được xác định theo công thức nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Chứng khoán cho vay trên hệ thống SBL của Trung tâm Lưu ký chứng khoán gồm những loại nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về chứng khoán cho vay như sau:
Chứng khoán cho vay
1. Chứng khoán cho vay hợp lệ là chứng khoán được niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán thuộc sở hữu hợp pháp của bên cho vay và đã được đăng ký, lưu ký tại VSD, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Bên cho vay phải đáp ứng đúng quy định của pháp luật khi thực hiện cho vay chứng khoán.
2. Chứng khoán không được cho vay bao gồm:
a. Chứng khoán bị đưa vào diện bị cảnh báo, bị kiểm soát, tạm ngừng giao dịch theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán;
b. Chứng khoán đang được cầm cố, phong tỏa, tạm giữ tại VSD;
c. Chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật hoặc theo Điều lệ của tổ chức phát hành;
d. Trái phiếu chuyển đổi.
Theo quy định trên thì chứng khoán cho vay trên hệ thống SBL của Trung tâm lưu ký chứng khoán là chứng khoán được niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán thuộc sở hữu hợp pháp của bên cho vay và đã được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
Một số loại chứng khoán không thể dùng làm chứng khoán cho vay tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán như:
- Chứng khoán bị đưa vào diện bị cảnh báo, bị kiểm soát, tạm ngừng giao dịch theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán;
- Chứng khoán đang được cầm cố, phong tỏa, tạm giữ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán;
- Chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật hoặc theo Điều lệ của tổ chức phát hành;
- Trái phiếu chuyển đổi.
Giá trị của chứng khoán cho vay được xác định theo công thức nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 5 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về về giá trị chứng khoán cho vay như sau:
Giá trị chứng khoán cho vay và lãi suất vay/cho vay
1. Giá trị chứng khoán cho vay được xác định theo công thức sau:
VL= QL x P
Trong đó:
VL là giá trị chứng khoán cho vay
QL là số lượng chứng khoán cho vay
P xác định như sau:
a. Đối với công cụ nợ: là giá tính toán theo mô hình Đường cong Lợi suất chuẩn của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tại ngày giao dịch liền kề trước ngày vay hoặc ngày được yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp.
b. Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư: giá đóng cửa tại ngày giao dịch liền kề trước ngày vay hoặc ngày được yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp.
c. Đối với trái phiếu công ty: giá thực hiện/giá thực hiện bình quân tại ngày giao dịch liền kề trước/ngày giao dịch gần nhất ngày vay hoặc ngày được yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp.
2. Giá trị chứng khoán cho vay được định giá lại vào 16h00 hàng ngày theo công thức trên để làm cơ sở xác định mức tài sản thế chấp tương ứng theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy chế này.
...
Theo đó, giá trị chứng khoán cho vay được định giá lại vào 16h00 hàng ngày theo công thức: VL= QL x P.
Giá trị của chứng khoán cho vay được xác định theo công thức nào theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Thời hạn cho vay chứng khoán theo thỏa thuận giữa các bên tối đa là bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 6 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về thời hạn vay chứng khoán theo thỏa thuận như sau:
Thời gian vay, gia hạn khoản vay
1. Thời hạn vay/cho vay theo thỏa thuận của bên cho vay và bên đi vay, tối đa như sau:
a. 05 ngày làm việc đối với thỏa thuận vay/ cho vay để hỗ trợ thanh toán.
b. 90 ngày đối với thỏa thuận vay/ cho vay để góp vốn hoặc hoán đổi danh mục quỹ ETF.
c. 30 ngày đối với thỏa thuận vay/ cho vay TPCP để thanh toán chuyển giao tài sản cơ sở nhưng không vượt quá thời hạn còn lại tới khi đáo hạn của TPCP.
d. Trường hợp nhà tạo lập thị trường vay công cụ nợ, thời hạn vay không vượt quá thời hạn còn lại tới khi đáo hạn của công cụ nợ.
Trường hợp ngày đến hạn khoản vay trùng với ngày nghỉ, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật thì ngày đến hạn khoản vay là ngày làm việc liền ngay sau ngày nghỉ, ngày lễ, tết đó.
....
Như vậy, thời hạn cho vay chứng khoán theo thỏa thuận giữa các bên sẽ thay đổi tùy theo mục đích vay, cụ thể như sau:
- 05 ngày làm việc đối với thỏa thuận vay/ cho vay để hỗ trợ thanh toán.
- 90 ngày đối với thỏa thuận vay/ cho vay để góp vốn hoặc hoán đổi danh mục quỹ ETF.
- 30 ngày đối với thỏa thuận vay/ cho vay TPCP để thanh toán chuyển giao tài sản cơ sở nhưng không vượt quá thời hạn còn lại tới khi đáo hạn của TPCP (Hỗ trợ TVLK đồng thời là thành viên bù trừ vay trái phiếu Chính phủ).
Riêng đối với công cụ nợ, thì thời hạn vay sẽ được xác định theo thời hạn còn lại tới khi đáo hạn của công cụ nợ.
Trường hợp ngày đến hạn khoản vay trùng với ngày nghỉ, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật thì ngày đến hạn khoản vay là ngày làm việc liền ngay sau ngày nghỉ, ngày lễ, tết đó.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cho vay chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?