Giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều thì tài liệu địa hình phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
- Giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều thì tài liệu địa hình phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
- Việc phân tích, đánh giá tài liệu địa hình đã có trong giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều được thực hiện như thế nào?
- Lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao trong giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều được xây dựng như thế nào?
Giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều thì tài liệu địa hình phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình (KSĐH) giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
9.1 Yêu cầu tài liệu địa hình
- Theo nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ thì các công trình có mục đích tôn giáo và công trình xây dựng đơn giản, có tổng mức đầu tư <15 tỷ đồng (Không bao gồm tiền sử dụng đất) thì chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, tức là thiết kế một giai đoạn: thiết kế bản vẽ thi công.
Tài liệu địa hình phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Phải có tỷ lệ và độ dung nạp chi tiết để xác định chính xác quy mô của dự án.
+ Phải thể hiện chính xác và chi tiết và kích thước của các kết cấu, thành phần của dự án.
+ Đáp ứng yêu cầu thi công công trình.
...
Theo đó, giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều thì tài liệu địa hình phải đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Phải có tỷ lệ và độ dung nạp chi tiết để xác định chính xác quy mô của dự án.
- Phải thể hiện chính xác và chi tiết và kích thước của các kết cấu, thành phần của dự án.
- Đáp ứng yêu cầu thi công công trình.
Công trình đê điều (Hình từ Internet)
Việc phân tích, đánh giá tài liệu địa hình đã có trong giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình (KSĐH) giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
...
9.2 Phân tích, đánh giá tài liệu địa hình đã có: Theo quy định trong 3.2.
...
Và căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
Công trình đê điều (Dyke work)
1. Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.
2. Đê sông là đê ngăn nước lũ qua sông.
3. Đê biển là đê ngăn nước biển.
4. Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.
5. Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.
6. Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.
7. Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.
8. Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở đê bảo vệ đê
9. Cống qua đê là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thủy.
10. Công trình phụ trợ: là công trình phục vụ việc quản lý bảo vệ đê điều, bao gồm: công trình tràn sự cố, cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc, điểm canh đê, kho bãi vật tư dự phòng, trụ sở hạt quản lý đê...
3.2
Các giai đoạn lập dự án và thiết kế (Design stages)
Tuân theo nghị định của chính phủ về "Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình" số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009.
...
Theo đó, việc phân tích, đánh giá tài liệu địa hình đã có trong giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều được thực hiện theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP của chính phủ về "Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình".
Tuy nhiên, Nghị định này hiện nay đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao trong giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều được xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo tiết 9.3.1 và tiết 9.3.2 tiểu mục 9.3 Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình (KSĐH) giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
...
9.3 Lập tài liệu mới
Phạm vi lập tài liệu địa hình của các công trình để lập báo cáo “Kinh tế kỹ thuật” thường là nhỏ. Bởi vậy khối lượng đo vẽ tài liệu địa hình thường ít, phục vụ thành lập các loại bình đồ, mặt cắt tỷ lệ lớn.
9.3.1 Lưới khống chế mặt bằng:
- Xây dựng các lưới cấp 1, cấp 2 ( giải tích 1, giải tích 2, đường chuyền cấp 1, cấp 2). Khi diện tích đo vẽ F ≥ 1 km2, chỉ lưới cấp 2 khi F < 1 km2
- Mật độ, phạm vi sử dụng như quy định trong Phụ lục B
9.3.2 Lưới khống chế độ cao
- Toàn khu vực xây dựng lưới thủy chuẩn hạng 4 nối từ các mốc cao độ quốc gia hạng 3 để khống chế toàn khu, xác định cao độ tim tuyến công trình chính.
- Xây dựng các tuyến thủy chuẩn kỹ thuật xác định cao độ các trạm đo, các vết lũ, các điểm hố, khoan đào...
- Mật độ và phạm vi ứng dụng như quy định trong Phụ lục B
...
Theo đó, lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao trong giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình đê điều được xây dựng như trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình đê điều có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?