Giải thưởng tiền mặt sẽ thuộc quyền sở hữu của người mua sản phẩm hay thuộc về người sử dụng sản phẩm?

Cho tôi hỏi trong trường hợp tôi và bạn có đi dùng bữa tại một quán ăn, ở đây chung tôi có sử dụng bia và một trong những lon bia đã trúng thưởng tiền mặt. Vấn đề ở đây phát sinh khi bữa ăn đó tôi là người trả tiền nhưng lon bia là do bạn tôi khui được, vậy giải thưởng này sẽ thuộc về ai? Câu hỏi của anh T từ TP.HCM

Trúng thưởng tiền mặt khi sử dụng sản phẩm là hình thức khuyến mại nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ Điều 92 Luật Khuyến mại 2005 quy định về các hình thức khuyến mại hiện nay như sau:

Các hình thức khuyến mại
1. Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
2. Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
9. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.

Theo đó hình thức trúng thưởng tiền mặt khi sử dụng sản phẩm có thể là hình thức khuyến mại mang tính may rủi.

Việc tham gia chương trình khuyến mại của khách hàng sẽ gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ của người đó và việc trúng thưởng sẽ dựa trên sự may mắn của khách hàng.

Giải thưởng tiền mặt sẽ thuộc quyền sở hữu của người mua sản phẩm hay thuộc về người sử dụng sản phẩm?

Giải thưởng tiền mặt sẽ thuộc quyền sở hữu của người mua sản phẩm hay thuộc về người sử dụng sản phẩm? (Hình từ Internet)

Bằng chứng trúng thưởng tiền mặt của chương trình khuyến mại mang tính may rủi có thể được thể hiện dưới những hình thức nào?

Hình thức thể hiện bằng chứng trúng thưởng được quy định tại Điều 13 Nghị định 81/2019/NĐ-CP như sau:

Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi)
1. Việc xác định trúng thưởng trong chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng và phải được lập thành biên bản.
2. Trong trường hợp bằng chứng xác định trúng thưởng được phát hành kèm theo hàng hóa (gắn kèm, đính kèm, đặt bên trong hàng hóa hoặc các cách thức khác tương tự), thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo về thời gian và địa điểm thực hiện việc phát hành kèm bằng chứng xác định trúng thưởng vào hàng hoá cho Sở Công Thương nơi thực hiện việc phát hành kèm bằng chứng xác định trúng thưởng vào hàng hóa trước khi thực hiện.
3. Bằng chứng xác định trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải tuân thủ các điều kiện sau:
a) Được thể hiện dưới dạng vật chất (vé số, phiếu, thẻ dự thưởng; phiếu rút thăm, bốc thăm, quay số; thẻ, tem, phiếu cào; tem, phiếu trúng thưởng; nắp, nút, đáy, vỏ, thân của bao bì sản phẩm hoặc của sản phẩm; chính giải thưởng) hoặc thông điệp dữ liệu (tin nhắn; thư điện tử; mã code, mã giao dịch, mã khách hàng, mã sản phẩm) hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương để làm căn cứ cho việc xác định trúng thưởng qua cách thức ngẫu nhiên;
b) Có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của Nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng.
...

Như vậy, bằng chứng trúng thưởng tiền mặt của chương trình khuyến mại mang tính may rủi có thể được thể hiện dưới những hình thức sau:

- Vé số, phiếu, thẻ dự thưởng; phiếu rút thăm, bốc thăm, quay số;

- Thẻ, tem, phiếu cào; tem, phiếu trúng thưởng;

- Nắp, nút, đáy, vỏ, thân của bao bì sản phẩm hoặc của sản phẩm; chính giải thưởng;

- Thông điệp dữ liệu (tin nhắn; thư điện tử; mã code, mã giao dịch, mã khách hàng, mã sản phẩm)

- Các hình thức khác có giá trị tương đương để làm căn cứ cho việc xác định trúng thưởng qua cách thức ngẫu nhiên.

Giải thưởng tiền mặt sẽ thuộc quyền sở hữu của người mua sản phẩm hay người sử dụng sản phẩm?

Như thông tin anh đã đề cập thì anh và bạn cùng đi ăn uống và anh là người trả tiền cho bữa ăn đó. Tại đây, 02 người có sử dụng bia tại quán và một trong các lon bia mà các anh đang sử dụng đã trúng thưởng.

Trước hết thì cần xác định quyền sở hữu giữ chủ quán và nhóm các anh đối với cửa hàng

Theo quy định Điều 441 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm chịu rủi ro thì thời điểm chịu rủi ro của bên mua trong trường hợp này là thời điểm nhận tài sản, tức thời điểm nhân viên đưa bia tới bàn của A.

Thời điểm chịu rủi ro này được xác định là thời điểm phát sinh các quyền đối với tài được mua từ người bán. Theo đó, chủ quán khi đã giao lon bia đó cho anh thì đã không còn quyền sở hữu đối với lon bia đó và không có quyền gì đối với giải thưởng.

Đối với mối quan hệ giữa anh và bạn thì được xác định như sau:

Đối với quan hệ giữa anh và bạn anh được hiểu là quan hệ tặng cho tài sản, và tài sản ở đây là lon bia trúng thưởng.

Theo Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Lon bia trúng thưởng sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn anh khi anh có những trao đổi hoặc bằng hành động thể hiện là đã cho lon bia đó cho bạn anh và bạn anh đã tiếp nhận lon bia đó.

Như vậy, khi bạn anh tiếp nhận lon bia trúng thưởng tiền mặt đó từ anh thì quyền sở hữu giải thưởng đó sẽ thuộc về bạn anh dù bữa ăn đó anh là người trả tiền.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình khuyến mại

Trần Thành Nhân

Chương trình khuyến mại
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình khuyến mại có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào