Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty thì có cần ký hợp đồng lao động không?
- Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty thì có cần ký hợp đồng lao động không?
- Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên được đại diện công ty để ký hợp đồng lao động với chính mình không?
- Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên chịu trách nhiệm trước ai về việc thực hiện nghĩa vụ của mình?
Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty thì có cần ký hợp đồng lao động không?
Theo Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác như sau:
Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác
1. Công ty trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
Theo quy định trên, công ty TNHH hai thành viên vẫn có thể trả lương cho Giám đốc theo kết quả và hiệu quả kinh doanh. Và việc trả lương này có thể thông qua hợp đồng lao động.
Do đó, trong trường hợp Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty thì công ty vẫn có thể ký hợp đồng lao động với Giám đốc.
Công ty TNHH hai thành viên (Hình từ Internet)
Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên được đại diện công ty để ký hợp đồng lao động với chính mình không?
Trường hợp Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên là người đại diện theo pháp luật của Công ty nên Giám đốc không thể tự ký kết hợp đồng với chính mình, như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Phạm vi đại diện
...
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
Do đó, trong trường hợp này Giám đốc có thể ủy quyền cho người khác (ví dụ Phó giám đốc) để ký hợp đồng lao động với mình, việc này vẫn đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
...
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
...
Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên chịu trách nhiệm trước ai về việc thực hiện nghĩa vụ của mình?
Trách nhiệm của Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên được quy định tại Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Như vậy, Giám đốc Công ty TNHH hai thành viên là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty hợp danh? Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?