Quyền yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mua lại phần vốn góp của thành viên công ty được quy định như thế nào?
- Quyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
- Quyền yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mua lại phần vốn góp của thành viên công ty được quy định như thế nào?
- Quyền chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định như thế nào?
Quyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Căn cứ Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định về quyền của thành viên công ty như sau:
Quyền của thành viên công ty
1. Thành viên công ty có các quyền sau đây:
a) Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
...
2. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và tài liệu khác của công ty;
...
Theo đó, thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ có các quyền được quy định tại Điều 49 nêu trên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Hình từ Internet)
Quyền yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mua lại phần vốn góp của thành viên công ty được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về mua lại phần vốn góp như sau:
Mua lại phần vốn góp
1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
2. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
4. Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.
Như vậy, khi bạn trở thành thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì bạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu bạn đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề được quy định tại khoản 1 Điều 51 nêu trên.
Trình tự, thủ tục yêu cầu mua lại phần vốn góp được thực hiện theo quy định tại khoản 2,khoản 3 Điều 51 trên. Nếu công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại của bạn thì bạn có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.
Quyền chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chuyển nhượng phần vốn góp như sau:
Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
...
Theo đó, trong các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 52 nêu trên.
Như vậy, trong trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại của bạn thì bạn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 nêu trên.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến mua lại phần vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên Tải
Trần Thị Tuyết Vân
- Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020
- Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020
- khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?