Giao dịch mua bán nhà đất có bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng để chống trốn thuế hay không?
Mua bán nhà đất có bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng để chống trốn thuế không?
Căn cứ Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định thanh toán trong giao dịch bất động sản như sau:
Thanh toán trong giao dịch bất động sản
1. Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán.
2. Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi rõ trong hợp đồng.
Ngoài ra, theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán nhà đất cũng có thể được thỏa thuận những nội dung như sau:
Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
...
Căn cứ từ những quy định trên, pháp luật không có quy định mua bán nhà đất dù trong kinh doanh bất động sản hoặc là trong giao dịch mua bán nhà đất thông thường phải thanh toán qua ngân hàng để chống trốn thuế.
Pháp luật cho phép các bên được thỏa thuận về hình thức thanh toán khi mua bán nhà đất, chính vì vậy, nếu hai bên thỏa thuận với nhau về hình thức thanh toán nào thì sẽ được thanh toán bằng phương thức đó.
Giao dịch mua bán nhà đất có bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng để chống trốn thuế hay không? (Hình từ Internet)
Các tổ chức hành nghề công chứng khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thì phải tuân thủ yêu cầu nào?
Căn cứ quy định tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản như sau:
Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
...
Như vậy, Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng mua bán bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng không thể công chứng hợp đồng mua bán ngoài tỉnh được.
Cho nên các tổ chức hành nghề công chứng khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thì cũng chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.
Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất soạn sẵn phải có các giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn như sau:
Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
3. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
4. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
...
Như vậy, hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất soạn sẵn yêu cầu phải có các giấy tờ bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
- Dự thảo hợp đồng mua bán nhà đất;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với nhà đất;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mua bán nhà đất.
Lưu ý, bản sao ở đây được hiểu là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
Nguyễn Thị Hiền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán nhà đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy giới thiệu Đảng viên là cán bộ điều động, luân chuyển ở nhà công vụ, tập thể cơ quan không thường xuyên về nơi cư trú?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia mới nhất?
- Kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập, sổ kế toán được doanh nghiệp mới ghi phải phản ánh những gì?
- Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?