Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không mang theo giấy phép xe tập lái bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không mang theo giấy phép xe tập lái bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không mang theo giấy phép xe tập lái hay không?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xe tập lái bao gồm những thành phần nào?
Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không mang theo giấy phép xe tập lái bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hành vi không mang theo giấy phép xe tập lái khi dạy của giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe
1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe” lái xe tập lái hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái;
b) Giáo viên dạy thực hành chở người, hàng trên xe tập lái trái quy định;
c) Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng);
d) Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy;
đ) Không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy;
e) Giáo viên dạy thực hành không mang theo Giấy phép xe tập lái hoặc mang theo Giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng.
...
Theo đó, giáo viên dạy thực hành không mang theo giấy phép xe tập lái hoặc mang theo giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không mang theo giấy phép xe tập lái bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không mang theo giấy phép xe tập lái hay không?
Thẩm quyền xử phạt của cảnh sát giao thông được quy định tại điểm h khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
h) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37;
...
Theo đó, cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không mang theo giấy phép xe tập lái.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xe tập lái bao gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xe tập lái được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP như sau:
Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Nghị định này;
b) Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
2. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức gửi danh sách quy định tại điểm a khoản 1 Điều này kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;
b) Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra cấp giấy phép xe tập lái cho tổ chức đề nghị cấp phép tại thời điểm kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe;
c) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trường hợp cấp lại giấy phép xe tập lái hoặc bổ sung xe tập lái: Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ bao gồm các thành phần nêu tại khoản 1 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xe tập lái bao gồm những thành phần sau đây:
- Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Nghị định 65/2016/NĐ-CP;
TẢI VỀ Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên dạy thực hành lái xe có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?