Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được điều chỉnh trong trường hợp nào?
- Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được điều chỉnh trong trường hợp nào?
- Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm trong trường hợp tổ chức phát hành tăng số lượng chứng quyền gồm những gì?
- Thời hạn thực hiện đăng ký bổ sung chứng quyền có bảo đảm cho tổ chức phát hành là bao lâu?
Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được điều chỉnh trong trường hợp nào?
Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 23/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền
1. Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) TCPH thay đổi tên;
b) Có sự thay đổi (tăng/giảm) về số lượng chứng quyền đăng ký.
2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền của TCPH trong trường hợp TCPH thay đổi tên:
a) Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền (Mẫu 05/CW Quy chế này);
b) Bản sao hợp lệ Giấy phép điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động của TCPH do đổi tên;
c) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
(1) Tổ chức phát hành thay đổi tên;
(2) Có sự thay đổi (tăng/giảm) về số lượng chứng quyền đăng ký.
Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được điều chỉnh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm trong trường hợp tổ chức phát hành tăng số lượng chứng quyền gồm những gì?
Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền có bảo đảm được quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 23/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Trường hợp tổ chức phát hành thay đổi tăng số lượng chứng quyền có bảo đảm do phát hành bổ sung, hồ sơ bao gồm:
(1) Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền (Mẫu 05/CW); TẢI VỀ
(2) Giấy chứng nhận chào bán chứng quyền đối với đợt chào bán bổ sung (do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và gửi Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam);
(3) Bản sao Báo cáo kết quả phân phối chứng quyền (Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư 107/2016/TT-BTC); TẢI VỀ
(4) Văn bản xác nhận kết quả phân phối chứng quyền (do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và gửi Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam);
(5) Danh sách nhà đầu tư được phân phối chứng quyền (02 bản) kèm file dữ liệu theo định dạng của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (Mẫu 02/CW); TẢI VỀ
(6) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Thời hạn thực hiện đăng ký bổ sung chứng quyền có bảo đảm cho tổ chức phát hành là bao lâu?
Thời hạn thực hiện đăng ký bổ sung chứng quyền được quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 23/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền
...
3.2. Hồ sơ trong trường hợp thay đổi giảm số lượng chứng quyền do hủy niêm yết một phần:
a) Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền (Mẫu 05/CW);
b) Bản sao Quyết định về việc thay đổi niêm yết chứng quyền của SGDCK;
c) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
4. Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ căn cứ vào thời gian ký nhận tại sổ giao nhận công văn của VSDC (trường hợp nộp trực tiếp) hoặc theo dấu công văn đến (trường hợp chuyển bằng đường bưu điện), VSDC thực hiện đăng ký bổ sung (trường hợp thay đổi tăng chứng quyền) hoặc hủy đăng ký một phần (trường hợp thay đổi giảm chứng quyền) hoặc điều chỉnh tên TCPH (trường hợp thay đổi tên) và gửi thông báo về việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký chứng quyền cho TCPH, SGDCK và các Thành viên lưu ký có liên quan (Mẫu 06/CW Quy chế này). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, VSDC gửi văn bản thông báo cho TCPH đề nghị bổ sung, giải trình.
Như vậy, theo quy định, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký bổ sung chứng quyền có bảo đảm cho tổ chức phát hành (trường hợp thay đổi tăng chứng quyền) trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng quyền có bảo đảm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?