Giấy phép khai thác tài nguyên nước có thời hạn quy định ngắn hơn thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đầu tư dự án thì phải làm thế nào?
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được tính theo công thức nào?
Công thức tính tiền cấp quyền khai thác nguồn tài nguyên nước được quy định tại Điều 6 Nghị định 82/2017/NĐ-CP như sau:
(1) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác nước cho thủy điện được xác định theo công thức sau:
T = W x G x M
Trong đó:
T - Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, đơn vị tính là đồng Việt Nam;
W - Sản lượng điện năng được quy định tại Điều 7 của Nghị định này, đơn vị tính là kWh;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định tại Điều 8 của Nghị định này, đơn vị tính là đồng Việt Nam/kWh;
M - Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được quy định tại Điều 5 của Nghị định này, đơn vị tính là phần trăm (%).
(2) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với các trường hợp khác với quy định tại khoản 1 Điều này xác định theo công thức sau:
T = W x G x K x M
Trong đó:
T - Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, đơn vị tính là đồng Việt Nam;
W - Sản lượng khai thác nước để tính tiền cấp quyền khai thác được quy định tại Điều 7 Nghị định này, đơn vị tính là m3;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định tại Điều 8 của Nghị định này, đơn vị tính là đồng Việt Nam/m3;
K - Hệ số điều chỉnh được quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
M - Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được quy định tại Điều 5 của Nghị định này, đơn vị tính là phần trăm (%).
Dự án công ty bạn thuộc lĩnh vực luyện kim, do đó sẽ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại khoản 2 nêu trên.
Khai thác tài nguyên nước phục vụ dự án luyện kim
Chế độ khai thác tài nguyên nước đối với dự án thuộc lĩnh vực luyện kim được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cụ thể như sau:
"Điều 7. Sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác
1. Đối với sản xuất thủy điện thì sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được tính bằng điện lượng trung bình hàng năm được xác định trong hồ sơ thiết kế của Dự án (E0, đơn vị tính là kWh) chia (/) 365 ngày và nhân (x) thời gian tính tiền (ngày).
2. Đối với các trường hợp khác với quy định tại khoản 1 Điều này thì sản lượng khai thác tính bằng lưu lượng khai thác lớn nhất (đơn vị tính là m3/ngày đêm) quy định trong giấy phép nhân (x) chế độ khai thác trong năm và nhân (x) thời gian tính tiền (ngày).
3. Chế độ khai thác trong năm được tính bằng số ngày khai thác trong năm chia (/) 365 ngày. Trường hợp giấy phép không quy định thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày.
4. Thời gian tính tiền được tính bằng ngày và được xác định như sau:
a) Trường hợp công trình đã vận hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp giấy phép, tính từ thời điểm giấy phép có hiệu lực đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực;
b) Trường hợp công trình chưa vận hành, tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.
Thời điểm bắt đầu vận hành là thời điểm hoàn thành việc đầu tư xây dựng, đưa công trình khai thác nước vào vận hành chính thức, được xác định theo hồ sơ thiết kế, dự kiến của chủ đầu tư hoặc căn cứ vào thực tế.
5. Trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nhiều mục đích thì sản lượng khai thác để tính tiền cấp quyền khai thác được tính cho từng mục đích sử dụng theo quy định của Nghị định này và được xác định như sau:
a) Chủ giấy phép phải tự xác định, kê khai sản lượng nước khai thác cho từng mục đích sử dụng và thuyết minh căn cứ xác định sản lượng nước được khai thác để sử dụng cho các mục đích đó. Phần sản lượng không xác định được rõ mục đích sử dụng thì được áp dụng cho mục đích sử dụng có mức thu cao nhất ghi trong giấy phép;
b) Trường hợp nhiều công trình khai thác nước cùng cung cấp cho một hệ thống cấp nước tập trung thì sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác nước cho từng mục đích của mỗi công trình được xác định theo tỷ lệ cấp nước cho các mục đích của hệ thống cấp nước tập trung đó;
c) Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng nước phục vụ sinh hoạt trong phạm vi cơ sở đó thì toàn bộ lượng nước sử dụng được tính cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở đó. Trường hợp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ngoài phạm vi cơ sở đó thì được tính là cấp nước sinh hoạt và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho phần sản lượng này.
6. Giấy phép được cấp sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải ghi rõ lưu lượng nước khai thác cho từng mục đích sử dụng để làm cơ sở xác định sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước."
Đối chiếu với quy định này của Nghị định, trường hợp giấy phép của doanh nghiệp của công ty bạn không quy định chế độ khai thác thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày.
Giấy phép khai thác tài nguyên nước có thời hạn ngắn hơn thời hạn dự án thì phải làm thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 02/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 20/03/2023) quy định như sau:
Thời hạn của giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 làn, thời gian gia hạn không quá 01 năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
3. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày giấy phép đã được cấp trước đó hết hiệu lực thi thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.
Đối chiếu với quy định này của Nghị định, vì dự án đầu tư của công ty bạn có thời hạn thực hiện trên giấy phép là 20 năm nên khi giấy phép hết hạn, công ty bạn có thể lập hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 02/2023/NĐ-CP.
Trước đây, căn cứ Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP (Hết hiệu lực ngày 20/03/2023) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước đã quy định:
Thời hạn của giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;
d) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
Và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai thác tài nguyên nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?