Giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước gồm những loại nào? Để được lưu ký thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu giấy tờ có giá do thành viên trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là VSDC) nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích liên quan đến giấy tờ có giá của người sở hữu và thực hiện một số nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước.
Trước đây, Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu giấy tờ có giá do thành viên trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là VSD) nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến giấy tờ có giá của người sở hữu và thực hiện một số nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu giấy tờ có giá do thành viên trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là VSD) nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến giấy tờ có giá của người sở hữu và thực hiện một số nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước.
Giấy tờ có giá (Hình từ Internet)
Giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước gồm những loại nào? Để được lưu ký thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
1. Các loại giấy tờ có giá bao gồm:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;
d) Trái phiếu chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;
đ) Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
e) Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc); trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) và doanh nghiệp khác;
g) Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Điều kiện giấy tờ có giá
a) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
b) Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;
d) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
...
Như vậy, giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước gồm những loại sau:
- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
- Trái phiếu Chính phủ;
- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;
- Trái phiếu chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;
- Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
- Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc); trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) và doanh nghiệp khác;
- Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Và để được lưu ký thì cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 2 nêu trên.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
1. Các loại giấy tờ có giá bao gồm:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;
d) Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Điều kiện giấy tờ có giá
a) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
b) Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;
d) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
...
Như vậy giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước gồm những loại sau:
- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
- Trái phiếu Chính phủ;
- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;
- Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Và để được lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước thì cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
- Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều này;
- Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;
- Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
Giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
1. Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm:
a) Nghiệp vụ thị trường mở;
b) Nghiệp vụ tái cấp vốn:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Các hình thức tái cấp vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
c) Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
d) Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
đ) Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thanh toán tập trung;
e) Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử qua Hệ thống bù trừ điện tử;
g) Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thực hiện các nghiệp vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
...
Như vậy, giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm:
- Nghiệp vụ thị trường mở;
- Nghiệp vụ tái cấp vốn:
+ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Các hình thức tái cấp vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thanh toán tập trung;
- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử qua Hệ thống bù trừ điện tử;
- Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thực hiện các nghiệp vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2016/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Thông tư 23/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
1. Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm:
a) Nghiệp vụ thị trường mở;
b) Nghiệp vụ tái cấp vốn:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Các hình thức tái cấp vốn khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
c) Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
d) Ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, tham gia Hệ thống BTĐT.
2. Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên bao gồm:
b) Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.
Như vậy giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm:
- Nghiệp vụ thị trường mở;
- Nghiệp vụ tái cấp vốn:
+ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Các hình thức tái cấp vốn khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
- Ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, tham gia Hệ thống BTĐT.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?