Trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên tấm séc thì séc có giá trị không? Tấm séc được ký phát để ra lệnh cho người cầm giữ séc bằng cách nào?
Trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên tấm séc thì séc có giá trị không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 về các nội dung của séc như sau:
Các nội dung của séc
1. Mặt trước séc có các nội dung sau đây:
a) Từ "Séc" được in phía trên séc;
b) Số tiền xác định;
c) Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;
d) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;
đ) Địa điểm thanh toán;
e) Ngày ký phát;
g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.
2. Séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.
...
Theo quy định thì mặt trước của tấm séc sẽ bao gồm từ "Séc" được in phía trên séc; số tiền xác định;...và một số nội dung khác. Trong đó, địa điểm thanh toán là một trong những thông tin phải có ở trên mặt trước của séc.
Nếu tấm séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.
Như vậy, trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên mặt trước của tấm séc thì séc vẫn có giá trị.
Trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc có giá trị không? (Hình từ Internet)
Séc được ký phát để ra lệnh cho người cầm giữ séc bằng cách nào?
Theo quy định tại Điều 60 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 về ký phát séc như sau:
Ký phát séc
1. Séc được ký phát để ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán:
a) Cho một người xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ “không chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh”;
b) Cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người thụ hưởng và không có cụm từ không cho phép chuyển nhượng quy định tại điểm a Khoản này;
c) Cho người cầm giữ séc, bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.
2. Séc có thể được ký phát ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán số tiền ghi trên séc cho chính người ký phát.
3. Séc không được ký phát để ra lệnh cho chính người ký phát thực hiện thanh toán séc, trừ trường hợp ký phát để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người ký phát.
4. Người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, séc được ký phát để ra lệnh cho người cầm giữ séc bằng cách ghi cụm từ “trả cho người cầm giữ séc” hoặc không ghi tên người thụ hưởng.
Lưu ý:
- Séc không được ký phát để ra lệnh cho chính người ký phát thực hiện thanh toán séc, trừ trường hợp ký phát để trả tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác của người ký phát.
- Người ký phát séc là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì tấm séc có giá trị thanh toán không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Các nội dung của séc
...
3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các bên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác.
4. Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
5. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.
6. Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán.
Theo quy định thì số tiền ghi bằng số ở mặt trước của tấm séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc.
Trong trường hợp số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì tấm séc không có giá trị thanh toán.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tấm séc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Pickleball là gì? Môn thể thao Pickleball có nguồn gốc từ đâu? Người hướng dẫn môn thể thao Pickleball cần đáp ứng điều kiện nào?
- Mẫu hợp đồng cho thuê nhà ở làm văn phòng mới nhất hiện nay là mẫu nào? Chủ đầu tư có được cho thuê nhà ở không?
- Khấu trừ thuế là gì? Trách nhiệm của người nộp thuế là ghi chép đầy đủ các hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế?
- Toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 khi nào có? Luật Thuế giá trị gia tăng hiện nay và Nghị định, Thông tư hướng dẫn thế nào?
- Mẫu giấy giới thiệu Đảng viên là cán bộ điều động, luân chuyển ở nhà công vụ, tập thể cơ quan không thường xuyên về nơi cư trú?