Hạn mức giao đất cho cá nhân đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng là bao nhiêu theo Điều 176 Luật Đất đai mới nhất?
- Hạn mức giao đất cho cá nhân đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng là bao nhiêu theo Điều 176 Luật Đất đai mới nhất?
- Hạn mức giao đất cho cá nhân đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất do cơ quan nào quy định?
- Nhóm đất nông nghiệp gồm những loại đất nào theo quy định của Luật Đất đai mới nhất?
Hạn mức giao đất cho cá nhân đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng là bao nhiêu theo Điều 176 Luật Đất đai mới nhất?
Căn cứ khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 có quy định về hạn mức giao đất cho cá nhân đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng như sau:
Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
...
Như vậy, hạn mức giao đất cho cá nhân đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng theo Điều 176 Luật Đất đai 2024 là không quá 30 ha.
Hạn mức giao đất cho cá nhân đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất do cơ quan nào quy định?
Căn cứ khoản 5 Điều 176 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:
Hạn mức giao đất nông nghiệp
...
5. Hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Hạn mức giao đất cho cá nhân đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng? (Hình từ Internet)
Nhóm đất nông nghiệp gồm những loại đất nào theo quy định của Luật Đất đai mới nhất?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 và Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thì nhóm đất nông nghiệp gồm những loại đất sau:
(1) Đất trồng cây hằng năm:
Là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc.
Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, cụ thể như sau:
- Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại, trong đó đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên;
-) Đất trồng cây hằng năm khác là đất trồng các cây hằng năm không phải là trồng lúa.
(2) Đất trồng cây lâu năm:
Là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
(3) Đất lâm nghiệp:
Là loại đất sử dụng vào mục đích quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được phân loại cụ thể như sau:
- Đất rừng đặc dụng là đất mà trên đó có rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao để phát triển rừng đặc dụng;
- Đất rừng phòng hộ là đất mà trên đó có rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao để phát triển rừng phòng hộ;
- Đất rừng sản xuất là đất mà trên đó có rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao, cho thuê, chuyển mục đích để phát triển rừng sản xuất.
(4) Đất nuôi trồng thủy sản:
Là đất sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản.
(5) Đất chăn nuôi tập trung:
Là đất xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
(6) Đất làm muối:
Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất muối từ nước biển.
(7) Đất nông nghiệp khác gồm:
- Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm;
- Đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi kể cả các hình thức trồng trọt, chăn nuôi không trực tiếp trên đất;
- Đất xây dựng công trình gắn liền với khu sản xuất nông nghiệp gồm đất xây dựng nhà nghỉ, lán, trại để phục vụ cho người lao động; đất xây dựng công trình để bảo quản nông sản, chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ và các công trình phụ trợ khác.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hạn mức giao đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?