Hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu được phép xuất khẩu khi nào theo quy định pháp luật?
Hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu được phép xuất khẩu khi nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về các trường hợp ngoại lệ như sau:
Các trường hợp ngoại lệ
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.
Theo đó, hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu vẫn có thể được phép xuất khẩu nếu được Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu trong các trường hợp sau:
- Nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
Trường hợp xuất khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương II Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu được phép xuất khẩu khi nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu sẽ bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về việc áp dụng biện pháp tạm ngừng tạm ngừng xuất khẩu như sau:
Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này;
b) Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì biện pháp tạm ngừng xuất khẩu được áp dụng trong 02 trường hợp sau:
- Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V Luật Quản lý ngoại thương 2017.
- Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu như sau:
+ Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
+ Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cũng theo quy định tại Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì biện pháp tạm ngừng xuất khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp tạm ngừng đã nêu ở trên.
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu?
Căn cứ Điều 13 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu như sau:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
2. Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu thuộc về Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công Thương là người quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm ngừng xuất khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?