Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhưng bao bì có thêm chữ tiếng Anh có bắt buộc dán nhãn phụ không?
Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhưng bao bì có thêm chữ tiếng Anh có bắt buộc dán nhãn phụ không?
Ghi nhãn phụ được căn cứ theo Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (Một số nội dung tại Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) như sau:
Ghi nhãn phụ
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
2. [Bị bãi bỏ].
3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.
Căn cứ trên quy định nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
...
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
...
Do đó áp dụng đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhưng bao bì có thêm chữ tiếng Anh thì không bắt buộc dán nhãn phụ.
Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhưng bao bì có thêm chữ tiếng Anh có bắt buộc dán nhãn phụ không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để phục vụ xuất khẩu chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu %?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế GTGT đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để phục vụ xuất khẩu là giá tính thuế và thuế suất.
Thuế suất 0% được căn cứ theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.
+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
...
Như vậy, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài chịu thuế suất thuế GTGT 0%.
Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài được xác định theo Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BTC và một số nội dung tại Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 82/2018/TT-BTC)
Những hàng hóa nào không phải dán nhãn phụ?
Những hàng hóa không phải dán nhãn phụ được căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (Một số nội dung tại Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) như sau:
Ghi nhãn phụ
...
5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.
Theo đó, những hàng hóa không phải dán nhãn phụ gồm:
- Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
- Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhãn phụ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?