Hàng hóa từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới có phải áp dụng biện pháp quản lý đặc thù không?

Hàng hóa từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới có phải áp dụng biện pháp quản lý đặc thù không? Hoạt động kiểm dịch, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân được thực hiện như thế nào?

Hàng hóa từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới có phải áp dụng biện pháp quản lý đặc thù không?

Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 53 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:

Quản lý ngoại thương với các nước có chung biên giới
1. Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới với Việt Nam tại khu vực biên giới (sau đây gọi là hoạt động thương mại biên giới) được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù sau đây:
a) Quy định về hàng hóa, số lượng hàng hóa, định mức miễn thuế, địa điểm và phương thức đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới;
b) Quy định về hàng hóa, địa điểm, phương thức và hoạt động hỗ trợ đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân đã được thoả thuận trong điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có chung biên giới.
2. Các nguyên tắc trong quản lý hoạt động thương mại biên giới bao gồm:
a) Nhà nước tăng cường hỗ trợ và phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới trong việc tổ chức, quản lý hoạt động thương mại biên giới nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới;
b) Người, phương tiện, hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Các hoạt động thương mại biên giới được hưởng một số chính sách quản lý đặc thù về địa bàn, hàng hóa, phí, lệ phí, phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, hàng hóa từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới thuộc nhóm hoạt động ngoại thương được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù.

Lưu ý: Hàng hóa từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù về quy định hàng hóa, số lượng hàng hóa, định mức miễn thuế, địa điểm và phương thức đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa.

Hàng hóa từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới có phải áp dụng biện pháp quản lý đặc thù không?

Hàng hóa từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới có phải áp dụng biện pháp quản lý đặc thù không? (Hình từ Internet)

Hoạt động kiểm dịch, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định hoạt động kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới được thực hiện như sau:

- Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không phải thực hiện kiểm dịch y tế, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo có dịch bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra thì phải kiểm dịch y tế.

- Hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch động vật, thực vật và kiểm dịch thủy sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố trong từng thời kỳ phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.

- Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có chính sách quản lý, phát triển hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới tại khu vực cửa khẩu biên giới trên đất liền như thế nào?

Theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý ngoại thương 2017, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có chính sách quản lý, phát triển hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới tại khu vực cửa khẩu biên giới trên đất liền như sau:

- Hoạt động hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật có liên quan;

- Hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực hậu cần thương mại bao gồm: giao nhận, vận chuyển hàng hóa, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, phiên dịch, bảo vệ và các hoạt động nâng cao năng lực hậu cần thương mại khác;

- Hoạt động tài chính, tiền tệ bao gồm: đổi tiền, gửi tiền, thanh toán;

- Hoạt động hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường các nước có chung biên giới; tư vấn, môi giới, đại lý mua bán, ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quảng cáo, hội chợ, triển lãm;

- Hoạt động hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật bao gồm: đường giao thông, điện, nước, chợ biên giới, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, kho, bãi, trạm cân điện tử, phòng cháy, chữa cháy;

- Các hoạt động hỗ trợ thương mại khác tại khu vực cửa khẩu biên giới theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trao đổi hàng hóa

Phạm Thị Hồng

Trao đổi hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trao đổi hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào