Hành lang đa dạng sinh học là gì? Tổ chức xâm hại loài thuộc hành lang đa dạng sinh học có phải bồi thường thiệt hại không?

Tôi đang tìm hiểu về Hành lang đa dạng sinh học. Cho tôi hỏi, trường hợp tổ chức xâm hại loài thuộc hành lang đa dạng sinh học có phải bồi thường thiệt hại không? Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với việt Nam bằng những hoạt động gì liên quan đến hành lang đa dạng sinh học? Câu hỏi của anh M.K (An Giang).

Hành lang đa dạng sinh học là gì?

Hành lang đa dạng sinh học được giải thích tại khoản 8 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 như sau:

Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
...
5. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
...
8. Hành lang đa dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.
...

Theo quy định trên, hành lang đa dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.

Hành lang đa dạng sinh học là gì?

Hành lang đa dạng sinh học là gì? (Hình từ Internet)

Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với việt Nam bằng những hoạt động gì liên quan đến hành lang đa dạng sinh học?

Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với việt Nam bằng những hoạt động được quy định tại Điều 70 Luật Đa dạng sinh học 2008 như sau:

Hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam
Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam bằng các hoạt động sau đây:
1. Trao đổi thông tin, dự báo tình hình, biến động về đa dạng sinh học;
2. Phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bảo vệ các loài di cư;
3. Tham gia các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự án bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.

Theo quy định trên, Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam bằng các hoạt động sau đây:

- Trao đổi thông tin, dự báo tình hình, biến động về đa dạng sinh học;

- Phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bảo vệ các loài di cư;

- Tham gia các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự án bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.

Như vậy, liên quan đến hành lang đa dạng sinh học, Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam bằng những hoạt động sau:

- Phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bảo vệ các loài di cư;

- Tham gia các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự án bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học.

Tổ chức xâm hại loài thuộc hành lang đa dạng sinh học có phải bồi thường thiệt hại không?

Tổ chức xâm hại loài thuộc hành lang đa dạng sinh học có phải bồi thường thiệt hại không thì theo quy định tại Điều 75 Luật Đa dạng sinh học 2008 như sau:

Bồi thường thiệt hại về đa dạng sinh học
1. Tổ chức, cá nhân xâm hại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị, loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, hành lang đa dạng sinh học thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra đối với đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Tiền bồi thường thiệt hại về đa dạng sinh học cho Nhà nước được đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân xâm hại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị, loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, hành lang đa dạng sinh học thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Tiền bồi thường thiệt hại về đa dạng sinh học cho Nhà nước được đầu tư cho hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, tổ chức xâm hại loài thuộc hành lang đa dạng sinh học thì phải bồi thường thiệt hại.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đa dạng sinh học

Mai Hoàng Trúc Linh

Đa dạng sinh học
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đa dạng sinh học có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đa dạng sinh học
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày 22 tháng 5 có phải là ngày Quốc tế đa dạng sinh học hay không? Ngày Quốc tế đa dạng sinh học có ý nghĩa như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học?
Pháp luật
Có mấy loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học? Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học cần đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu nào? Cơ quan nào chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học?
Pháp luật
Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thì cơ sở cần đáp ứng điều kiện nào? Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm các loại cơ sở nào?
Pháp luật
Bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học là gì?
Pháp luật
Việc thu nhập thông tin số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học được quy định thế nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Đề án tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm?
Pháp luật
Bộ Công an cần chú trọng đến các tội phạm mạng về đa dạng sinh học trong giai đoạn 2022 - 2030?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào