Hành vi nào bị nghiêm cấm khi quản lý, sử dụng pháo hoa theo quy định của pháp luật? Quản lý, sử dụng pháo hoa, thuốc pháo dựa trên nguyên tắc gì?
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi quản lý, sử dụng pháo hoa theo quy định của pháp luật?
Theo Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
Những hành vi nêu trên thuộc các hành vi bị nghiêm cấm khi quản lý, sử dụng pháo hoa.
Sử dụng pháo hoa (Hình từ Internet)
Quản lý, sử dụng pháo hoa, thuốc pháo dựa trên nguyên tắc gì?
Theo Điều 4 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Việc quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định vả bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
3. Người quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.
4. Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo và các loại giấy phép bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
5. Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo khi không còn nhu cầu, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.
6. Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng trình tự, an toàn, bảo vệ môi trường và theo quy định của pháp luật.
Quản lý, sử dụng pháo hoa, thuốc pháo dựa theo các nguyên tắc nêu trên.
Sử dụng pháo hoa nổ dựa theo quy chuẩn nào?
Căn cứ tiết 2.3.1 tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BCA quy định:
YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN
...
2.3 Kỹ thuật an toàn trong sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ
2.3.1. Sử dụng pháo hoa nổ
2.3.1.1. Căn cứ kế hoạch (kịch bản) bắn pháo hoa nổ, người chỉ huy cuộc bắn tổ chức khảo sát, lựa chọn địa điểm, mặt bằng trận địa đặt các giàn ống phóng pháo hoa nổ bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định tại Điều 16 Quy chuẩn kỹ thuật này. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đơn vị tổ chức bắn pháo hoa thiết kế mặt bằng trận địa để thực hiện.
2.3.1.2. Chỉ được tập kết pháo hoa nổ khi trận địa đã được khoanh vùng bảo đảm khoảng cách an toàn, không có người dân ở khu vực trận địa.
2.3.1.3. Khi lắp đặt giàn, ống phóng pháo hoa nổ phải được đặt trên nền bằng phẳng, ngay ngắn, không nghiêng, lệch. Các giàn ống phóng được cố định chắc chắn thành khối vững chắc bảo đảm khi có sự cố hoặc ngoại lực tác động cũng không làm giàn pháo bị nghiêng, đổ trong quá trình bắn.
2.3.1.4. Quá trình lắp đặt pháo hoa nổ tuyệt đối cấm lửa hoặc làm phát sinh tia lửa.
2.3.1.5. Bố trí phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phương tiện cứu thương ở vị trí gần trận địa bắn pháo hoa nổ. Trước thời điểm bắn pháo hoa nổ 30 phút phải kiểm tra lại các điều kiện bảo đảm an toàn tại các điểm kết nối, kiểm tra lớp giấy chống cháy, hệ thống thông tin liên lạc, bộ phận cứu thương, cứu hỏa. Trong thời gian bắn pháo hoa nổ cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người xem; trường hợp có sự cố cháy, nổ xảy ra thì căn cứ tính chất, mức độ để xem xét, quyết định dừng bắn pháo hoa nổ và triển khai ngay các biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
2.3.1.6. Sau khi ngừng hẳn việc bắn pháo hoa nổ, người có thẩm quyền, trách nhiệm mới được vào khu vực bắn để kiểm tra, thu gom các quả pháo hoa nổ chưa phát hỏa và thực hiện tiêu hủy theo quy định.
Sử dụng pháo hoa nổ dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BCA.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sử dụng pháo hoa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?