Hành vi xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội (Facebook) có thể bị khởi kiện không? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận?

Mình có thắc mắc như sau về việc hiện nay 1 số các bạn admin của những trang fanpage Facebook tự ý đăng những hình ảnh của người khác lên mạng xã hội và dùng những từ ngữ như "loại vô học, cặn bã, lũ ngu si chúng mày,..." Sau đó là hàng ngàn những lời bình luận của những người khác, đa số là chửi bới, sỉ nhục, lăng mạ. Điều mình muốn hỏi ở đây là nếu như trong những bức ảnh trên mạng đó có hình của bản thân mình thì việc mình kiện họ vì sử dụng hình ảnh cá nhân không xin phép có được hay không? Và việc họ dùng những hình ảnh trên chia sẻ khắp nơi để mọi người vào chửi bới như vậy có được không? Họ có thẩm quyền làm điều đó không? Cơ quan nào mới là người có thẩm quyền làm điều đó? Mong nhận được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn.

Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm được quy định như thế nào?

Theo Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Hành vi xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội (Facebook)

Hành vi xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội (Facebook)

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là gì?

Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh quy định như sau:

- Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

+ Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

+ Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

+ Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

+ Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

- Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì khởi kiện ở đâu?

Theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, cụ thể:

- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

+ Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

+ Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

+ Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

+ Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

+ Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

- Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Do đó:

Thứ nhất, giả sử nếu trong những bức ảnh trên mạng có hình của bạn về việc tụ tập đông người, không đeo khẩu trang, tắm biển, đi dạo hay đi bộ thể dục,... bị một số các trang fanpage Facebook tự ý đăng lên và dùng các từ ngữ xúc phạm, thì bạn có thể kiện họ vì sử dụng hình ảnh cá nhân không xin phép theo điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015. Họ không có quyền dùng những hình ảnh để chia sẻ khắp nơi rồi mọi người vào chửi bới.

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc nhóm quyền nhân thân, được pháp luật bảo vệ và quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Bạn có quyền đối với hình ảnh của chính mình, bất kỳ ai muốn sử dụng hình ảnh đó phải có sự đồng ý của bạn.

Việc các bạn admin của những trang fanpage Facebook tự ý sử dụng hình ảnh của bạn mà không xin phép, dùng các từ ngữ xúc phạm và lan truyền để những người khác chửi bới, sỉ nhục, lăng mạ đang xâm phạm quyền hình ảnh của bạn; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Danh dự, nhân phẩm và uy tín; tác động tiêu cực vào đời sống cá nhân của bạn.

Trường hợp này, bạn cần hành động để bảo vệ quyền hình ảnh của mình. Trước hết, bạn cần nhắn tin cho các trang fanpage Facebook yêu cầu họ gỡ các hình ảnh có bạn trong đó xuống. Nếu họ không nghiêm túc thưc hiện, bạn quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc bên vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, pháp luật cho phép trong một số trường hợp ngoại lệ cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần phải xin phép.

Những cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần phải xin phép khi thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xúc phạm danh dự

Phạm Lan Anh

Xúc phạm danh dự
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xúc phạm danh dự có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xúc phạm danh dự
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội (Facebook) có thể bị khởi kiện không? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận?
Pháp luật
Đăng ảnh người bị nghi ngờ lừa đảo lên mạng xã hội được không? Trường hợp nào được đăng hình ảnh người khác mà không phải xin phép?
Pháp luật
Hành vi đăng tải những tin đồn thất thiệt xúc phạm uy tín và danh dự người khác trên facebook có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì có cần phải xin lỗi cá nhân đó hay không?
Pháp luật
Song tính là gì? Xúc phạm danh dự người song tính thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Tái phạm hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có bị xử lý hình sự không hay chỉ bị phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng để tiết lộ bí mật đời tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm có bị phạt tiền không?
Pháp luật
Người liên tục livestream bóc phốt showbiz trên Tiktok với thông tin không đúng xúc phạm uy tín của cá nhân khác bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chê người khác lùn bị phạt bao nhiêu tiền? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không?
Pháp luật
Người bịa đặt vu khống nhằm xúc phạm uy tín của tổ chức trên mạng xã hội có thể bị phạt tù hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào