Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính được xây dựng như thế nào? Việc xây dựng Hệ thống gồm có các hoạt động nào?
- Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính được xây dựng như thế nào?
- Việc xây dựng Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính gồm có các hoạt động nào?
- Việc xây dựng Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính được xây dựng như thế nào?
Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính được xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 18/2017/TT-BTC như sau:
Xây dựng Hệ thống Danh mục dùng chung
1. Hệ thống Danh mục dùng chung được xây dựng phù hợp với mô hình xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định, là hệ thống cơ sở dữ liệu cung cấp các loại dữ liệu danh mục (dữ liệu tham chiếu - Data Reference) đảm bảo tích hợp hệ thống, thống nhất, đồng bộ dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực Tài chính.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính được xây dựng phù hợp với mô hình xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định, là hệ thống cơ sở dữ liệu cung cấp các loại dữ liệu danh mục (dữ liệu tham chiếu - Data Reference) đảm bảo tích hợp hệ thống, thống nhất, đồng bộ dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực Tài chính.
Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính được xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính gồm có các hoạt động nào?
Việc xây dựng Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính gồm có các hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 18/2017/TT-BTC như sau:
Xây dựng Hệ thống Danh mục dùng chung
…
2. Xây dựng Hệ thống Danh mục dùng chung bao gồm các hoạt động:
a) Tổ chức xây dựng, nâng cấp, phát triển cơ sở dữ liệu;
b) Thu thập, chuẩn hóa, tích hợp, cập nhật dữ liệu;
c) Lưu trữ, bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu;
d) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
đ) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Dữ liệu danh mục trước khi được cập nhật vào Hệ thống Danh mục dùng chung phải được kiểm tra, phân loại, đánh giá, xử lý, tích hợp, số hóa và chuẩn hóa theo quy định. Tùy theo loại dữ liệu danh mục, tần suất, hình thức, nội dung, đặc điểm, tính chất của dữ liệu, mức độ xử lý và cấp độ phổ biến của dữ liệu được tổ chức cập nhật vào cơ sở dữ liệu cho hợp lý, khoa học, đảm bảo chính xác, thuận tiện và hiệu quả trong quản lý, khai thác và sử dụng, đảm bảo yêu cầu an toàn, bảo mật dữ liệu.
Như vậy, theo quy định trên thì việc xây dựng Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính gồm có các hoạt động sau:
- Tổ chức xây dựng, nâng cấp, phát triển cơ sở dữ liệu;
- Thu thập, chuẩn hóa, tích hợp, cập nhật dữ liệu;
- Lưu trữ, bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu;
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Việc xây dựng Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc xây dựng Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 18/2017/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Hệ thống Danh mục dùng chung
1. Việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Hệ thống Danh mục dùng chung phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị có liên quan và tuân thủ các quy định pháp lý về việc sử dụng, cung cấp thông tin, dữ liệu hệ thống danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, đảm bảo đúng thẩm quyền và đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế quản lý của ngành Tài chính.
2. Hệ thống Danh mục dùng chung cung cấp các dữ liệu chuẩn về danh mục để sử dụng thống nhất trong các phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính, công tác kế toán, thống kê và hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực Tài chính, đảm bảo việc tổng hợp, trao đổi dữ liệu giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
3. Dữ liệu, thông tin trong Hệ thống Danh mục dùng chung phải được thu thập, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, thống nhất, có hệ thống và đảm bảo tính pháp lý.
4. Các danh mục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành, địa phương ban hành theo quy định của pháp luật được cập nhật vào Hệ thống Danh mục dùng chung theo cơ chế phối hợp, chia sẻ, kết nối, tích hợp dữ liệu giữa Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương.
5. Hệ thống Danh mục dùng chung được xây dựng, phát triển phù hợp với Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc chính phủ điện tử cấp Bộ, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
6. Thực hiện phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, người sử dụng có quyền cập nhật, khai thác và sử dụng Hệ thống Danh mục dùng chung.
7. Việc cập nhật, chỉnh sửa Hệ thống Danh mục dùng chung thông qua phương tiện điện tử được thực hiện bằng tài khoản người sử dụng.
8. Việc khai thác, sử dụng phải đúng mục đích.
9. Hệ thống Danh mục dùng chung được quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đảm bảo thuận tiện cho khai thác sử dụng, tạo thuận lợi cho hoạt động qua môi trường mạng.
Theo đó, việc xây dựng Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc được quy định như trên.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Danh mục điện tử dùng chung có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?