Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 491 về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 và tài khoản cấp 3 nào?
- Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 491 về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 và cấp 3 nào?
- Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (491) về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Kết cấu tài khoản kế toán về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về lãi và phí phải trả không?
Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 491 về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 và cấp 3 nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 491 về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản kế toán cấp 2 và tài khoản kế toán cấp 3 sau:
+ 4911 - Lãi phải trả cho tiền gửi;
+ 4912 - Lãi phải trả cho tiền vay;
49121 - Lãi phải trả cho tiền vay bằng đồng Việt Nam;
49122 - Lãi phải trả cho tiền vay bằng ngoại tệ;
+ 4913 - Lãi phải trả cho vốn nhận ủy thác cho vay;
49131 - Lãi phải trả cho vốn nhận ủy thác cho vay bằng đồng Việt Nam;
49132 - Lãi phải trả cho vốn nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ;
+ 4914 - Phí phải trả.
Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 491 về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 và tài khoản cấp 3 nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (491) về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán kế toán 471 về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô, bao gồm: lãi tiền vay, lãi tiền gửi phải trả cho khách hàng đang gửi tiền tại tổ chức tài chính vi mô, lãi phải trả tính trên số vốn nhận ủy thác cho vay, phí ủy thác phải trả cho bên nhận ủy thác; các khoản phí phải trả khi tổ chức tài chính vi mô sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ các nhà cung cấp;
- Lãi phải trả được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;
- Lãi và phí phải trả thể hiện số lãi tính dồn tích mà tổ chức tài chính vi mô đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho khách hàng.
Kết cấu tài khoản kế toán về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán về lãi và phí phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 3 Điều 39 Thông tư 31/2019/TT-NHNN chi tiết như sau:
Bên Nợ: - Số lãi và phí tổ chức tài chính vi mô đã trả.
Bên Có: - Số lãi và phí tổ chức tài chính vi mô phải trả.
Số dư bên Có: - Phản ánh số lãi và phí còn phải trả của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại lãi, phí phải trả.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về lãi và phí phải trả không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
c) Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nợ - Có - Số dư Nợ).
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản kế toán về lãi và phí phải trả nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài khoản kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?