Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình có mấy tài khoản cấp 2? Nguyên giá của tài sản cố định vô hình được xác định như thế nào?
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình có mấy tài khoản cấp 2?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 213 - TSCĐ vô hình
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình, có 7 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Chỉ phản ánh vào tài khoản này quyền sử dụng đất được coi là tài sản cố định vô hình theo quy định của pháp luật.
Giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất gồm toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng đất, như: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)... Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.
- Tài khoản 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.
- Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.
- Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu, tên thương mại: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
- Tài khoản 2135 - Chương trình phần mềm: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có chương trình phần mềm.
- Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới,...
- Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình có 7 tài khoản cấp 2, bao gồm:
(1) Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất
(2) Tài khoản 2132 - Quyền phát hành
(3) Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế
(4) Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu, tên thương mại:
(5) Tài khoản 2135 - Chương trình phần mềm
(6) Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
(7) Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác.
Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình có mấy tài khoản cấp 2? Nguyên giá của tài sản cố định vô hình được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp kế toán Tài khoản 213 khi mua tài sản cố định vô hình thế nào?
Phương pháp kế toán Tài khoản 213 khi mua tài sản cố định vô hình được quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
- Trường hợp mua tài sản cố định vô hình dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.
- Trường hợp mua tài sản cố định vô hình dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, ghi:
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (tổng giá thanh toán)
Có TK 112, 331,...(tổng giá thanh toán).
Nguyên giá của tài sản cố định vô hình được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì nguyên giá của tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính;
- Trường hợp tài sản cố định vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá của tài sản cố định vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua.
Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản cố định vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”;
- Tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định vô hình không tương tự được xác định theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc bằng giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
Nếu việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp, thì nguyên giá là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp;
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất là số tiền đã trả để có được quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ...) hoặc theo thỏa thuận của các bên khi góp vốn. Việc xác định tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị có tài sản điều chuyển.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài khoản kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?