Hệ thống thông tin báo cáo địa phương là gì? Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm như thế nào đối với Hệ thống thông tin báo cáo địa phương?
Hệ thống thông tin báo cáo địa phương là gì?
Hệ thống thông tin báo cáo địa phương được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Hệ thống thông tin báo cáo địa phương là Hệ thống thông tin thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu báo cáo và cung cấp số liệu để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của địa phương và cung cấp số liệu theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Hệ thống thông tin báo cáo địa phương (Hình từ Internet)
Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm như thế nào đối với Hệ thống thông tin báo cáo địa phương?
Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ được quy định tại Điều 29 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
- Bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng thư số cho các địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước thực hiện chế độ báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và các hệ thống thông tin báo cáo địa phương.
- Hướng dẫn các địa phương về giải pháp tích hợp chữ ký số và xác thực chữ ký số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và các hệ thống thông tin báo địa phương theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chức năng cơ bản của Hệ thống thông tin báo cáo địa phương phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Chức năng cơ bản của Hệ thống thông tin báo cáo địa phương phải đáp ứng những yêu cầu chung được quy định tại Điều 17 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu chung về chức năng cơ bản của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia
1. Cung cấp cơ chế quản lý, xác thực, mã hóa tài khoản người sử dụng để thực hiện các chế độ báo cáo tại các bộ, cơ quan, địa phương.
2. Cung cấp quy trình động dễ dàng chỉnh sửa, chuẩn hóa quy trình báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất của các cơ quan hành chính nhà nước.
3. Cung cấp chức năng tổng hợp báo cáo, xử lý, phân tích số liệu đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan, địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành.
4. Tạo lập cơ sở dữ liệu về toàn bộ chỉ tiêu, biểu mẫu số liệu báo cáo, văn bản quy định chế độ báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước.
5. Cung cấp công cụ để người sử dụng xây dựng biểu mẫu báo cáo tổng hợp dữ liệu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Cho phép ký số báo cáo và các biểu mẫu kèm theo nhằm bảo đảm tính xác thực và toàn vẹn của dữ liệu báo cáo.
7. Thiết lập các giải pháp bảo mật, mã hóa dữ liệu cho Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia nhằm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu của hệ thống.
8. Tổng hợp tình hình tiếp nhận báo cáo theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
9. Các yêu cầu khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Và Hệ thống thông tin báo cáo địa phương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 18 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
Hệ thống thông tin báo cáo địa phương được xây dựng trên cơ sở chế độ báo cáo do cơ quan, người có thẩm quyền và địa phương mình ban hành theo quy định tại Điều 6 Nghị định 09/2019/NĐ-CP.
Thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước
1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước.
3. Cơ quan thuộc Chính phủ ban hành chế độ báo cáo chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện trong phạm vi cả nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định pháp luật.
Đối với chế độ báo cáo định kỳ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành chế độ báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp tỉnh thực hiện.
5. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) ban hành chế độ báo cáo chuyên đề, đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp huyện thực hiện.
6. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) ban hành chế độ báo cáo đột xuất yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp xã thực hiện.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ban hành chế độ báo cáo đột xuất yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý thực hiện.
Hệ thống thông tin báo cáo địa phương phải bảo đảm chức năng hỗ trợ tạo lập chỉ tiêu, báo cáo theo biểu mẫu trên hệ thống; bảo đảm khả năng phân bổ chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xuống các cơ quan, đơn vị trực thuộc và tổ chức, cá nhân có liên quan; tổng hợp số liệu báo cáo; cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng để cập nhật, chia sẻ số liệu báo cáo theo quy định và phục vụ báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống thông tin có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?