Chậm nhất tháng 9/2024 100% hệ thống thông tin đang vận hành phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin?
Chậm nhất tháng 9/2024 100% hệ thống thông tin đang vận hành phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin?
Theo Mục 1 Chỉ thị 09/CT-TTg 2024 có đưa ra nội dung như sau:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức tín dụng, tài chính nhà nước khác trên toàn quốc tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
a) Trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan, địa phương mình; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và pháp luật nếu các đơn vị thuộc phạm vi quản lý không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ hoặc để xảy ra mất an toàn thông tin, lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân, bí mật nhà nước.
b) Tổ chức phổ biến, quán triệt các đơn vị thuộc phạm vi quản lý rà soát, nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin mạng. Chỉ đạo các đơn vị vận hành hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý thay đổi căn bản về nhận thức, xác định hồ sơ đề xuất cấp độ là cơ sở để triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin theo quy định, là căn cứ quan trọng để xác định và bố trí nguồn lực triển khai cũng như đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về an toàn thông tin mạng.
c) Bảo đảm 100% hệ thống thông tin đang trong quá trình thiết kế, xây dựng, nâng cấp, mở rộng trước khi đưa vào vận hành, khai thác phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt.
d) Tổ chức rà soát, thống kê, cập nhật danh mục hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm 100% hệ thống thông tin từ cấp độ 1 đến cấp độ 5 (nếu có) đang vận hành phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin chậm nhất trong tháng 9 năm 2024 và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt chậm nhất trong tháng 12 năm 2024.
đ) Ưu tiên triển khai hệ thống thông tin trên các hạ tầng số (như Trung tâm dữ liệu, dịch vụ Điện toán đám mây) đã được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin để kế thừa các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin đã có.
...
Theo như nội dung nêu trên thì phải tổ chức rà soát, thống kê, cập nhật danh mục hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm 100% hệ thống thông tin từ cấp độ 1 đến cấp độ 5 (nếu có) đang vận hành phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin chậm nhất trong tháng 9 năm 2024.
Đồng thời triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt chậm nhất trong tháng 12 năm 2024.
Các thành phần, đơn vị tham gia thực hiện gồm:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức tín dụng, tài chính nhà nước khác trên toàn quốc.
100% hệ thống thông tin theo cấp độ đang vận hành phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin khi nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống thông tin từ cấp độ 1 đến cấp độ 5 được quy định thế nào?
Theo Điều 21 Luật An toàn thông tin mạng 2015, phân loại cấp độ an toàn hệ thống thông tin là việc xác định cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin theo cấp độ tăng dần từ 1 đến 5 để áp dụng biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm bảo vệ hệ thống thông tin phù hợp theo cấp độ.
Hệ thống thông tin được phân loại theo 5 cấp độ an toàn như sau:
- Cấp độ 1 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhưng không làm tổn hại tới lợi ích công cộng, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Cấp độ 2 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc làm tổn hại tới lợi ích công cộng nhưng không làm tổn hại tới trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Cấp độ 3 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới sản xuất, lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Cấp độ 4 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Cấp độ 5 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.
Nhiệm vụ chung để bảo vệ hệ thống thông tin bao gồm những gì?
Theo Điều 22 Luật An toàn thông tin mạng 2015, nhiệm vụ bảo vệ hệ thống thông tin bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Xác định cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin.
- Đánh giá và quản lý rủi ro an toàn hệ thống thông tin.
- Đôn đốc, giám sát, kiểm tra công tác bảo vệ hệ thống thông tin.
- Tổ chức triển khai các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng.
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống thông tin có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?