Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với hành vi người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam được quy định ra sao?

Tôi có một thắc mắc rằng nếu công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam hay không? Còn khi người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam thì hiệu lực áp dụng của Bộ luật Hình sự được quy định ra sao? Và hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian được quy định như thế nào? Xin cảm ơn!

Bộ luật hình sự có áp dụng được cho công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

"Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định."

Như vậy, theo quy định trên thì công dân Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.

Bên cạnh đó, việc xử lý tội phạm diễn ra tại nước ngoài còn cần đến sự hỗ trợ của nước bạn thông qua các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước sở tại.

Theo đó, việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải bảo đảm phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp, nước ký kết này sẽ dẫn độ công dân của nước ký kết kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình cho nước kia để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự.

Trong trường hợp, không có hiệp định tương trợ tư pháp việc tương trợ trong việc dẫn độ, hỗ trợ điều tra… sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia trên nguyên tắc có đi có lại trong từng trường hợp cụ thể.

Nếu nước bạn không dẫn độ người phạm tội, thì người này có thể bị xử lý theo quy định và trình tự tố tụng tại nước sở tại.

Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với hành vi người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

"Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao."

Như vậy, theo quy định trên đối với những trường hợp người nước ngoài phạm tội thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế.

Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

"Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian
1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành."

Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến vấn đề bạn quan tâm, gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người nước ngoài

Lê Đình Khôi

Người nước ngoài
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người nước ngoài
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời hạn tạm trú đối với người nước ngoài được Việt Nam đơn phương miễn thị thực theo quy định là bao lâu?
Pháp luật
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người nước ngoài về hành vi đưa tàu cá khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển Việt Nam mới nhất 2024?
Pháp luật
Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì có được cho thuê hay không? Điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam mới nhất?
Pháp luật
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được quyền sở hữu bao nhiêu căn nhà và có được cấp Giấy chứng nhận không?
Pháp luật
Người nước ngoài muốn học trường trung học cơ sở tại Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không? Người nước ngoài vi phạm hành chính thì việc lập biên bản vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người nước ngoài có được phép mua nhà ở riêng lẻ hay không? Nếu được thì sở hữu nhà ở riêng lẻ dưới hình thức nào?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký lưu trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Pháp luật
Sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam lâu dài vĩnh viễn hay trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng những gì? Thời hạn sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam mua lại nhà của người nước ngoài trong bao lâu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào