Hiểu như thế nào về nghĩa trang? Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang gồm những gì?
Nghĩa trang là gì? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng nghĩa trang do ai xây dựng?
Nghĩa trang được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2016/NĐ-CP như sau:
Nghĩa trang là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.
Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nghĩa trang được quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2016/NĐ-CP như sau:
Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Quy hoạch, xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
Theo quy định trên, quy hoạch, xây dựng nghĩa trang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
Nghĩa trang là gì? (Hình từ Internet)
Đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang cần đảm bảo các nguyên tắc gì?
Nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang được quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP như sau:
- Tất cả các nghĩa trang phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường).
- Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.
- Việc quản lý đất nghĩa trang phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
- Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
- Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
- Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
- Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
- Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn theo thẩm quyền.
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang gồm những gì?
Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được quy định tại Điều 8 Nghị định 23/2016/NĐ-CP, khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP như sau:
Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được lập, thẩm định, phê duyệt tuân thủ theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng bao gồm: Xác định ranh giới nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; các yêu cầu về điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng; xác định các hình thức táng trong nghĩa trang; các chỉ tiêu kỹ thuật, các yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật.
...
4. Trường hợp cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang, nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hỏa táng bao gồm:
a) Xác định ranh giới, quy mô xây dựng cơ sở hỏa táng;
b) Phân tích, đánh giá hiện trạng đất xây dựng, các điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất thủy văn, hạ tầng kỹ thuật, môi trường khu vực quy hoạch xây dựng; xác định công nghệ hỏa táng, nhu cầu hỏa táng, quy mô lò hỏa táng, chỉ tiêu sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật;
c) Quy hoạch sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật. Giải pháp kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài phạm vi lập quy hoạch;
d) Đánh giá môi trường chiến lược.
5. Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng gồm:
a) Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt; dự thảo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch; đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch;
b) Bản vẽ gồm: Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000; bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tỷ lệ 1/500 - 1/2.000 và một số bản vẽ khác có liên quan.
Theo quy định trên, nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang bao gồm:
- Xác định ranh giới nghĩa trang;
- Các yêu cầu về điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng;
- Xác định các hình thức táng trong nghĩa trang;
- Các chỉ tiêu kỹ thuật, các yêu cầu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa trang có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đăng ký và phê duyệt lịch công tác của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc bằng phần mềm Họp không giấy thế nào?
- Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?