Hiệu quả hoạt động Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 được bảo đảm nội dung nào?
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 làm việc theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định ở Điều 2 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 ban hành kèm theo Quyết định 52/2021/QĐ-UBND cụ thể:
Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố
1. Ủy ban nhân dân Thành phố làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Ủy ban nhân dân Thành phố với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và từng thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố. Mọi hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố, thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố phải bảo đảm tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp, pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Hội đồng nhân dân Thành phố), của Nhân dân, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, phát huy trách nhiệm nêu gương. Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính, xuyên suốt. Cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngược lại. Người đứng đầu cơ quan được giao công việc phải chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả công việc được phân công.
3. Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế này.
4. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và đề cao sự thống nhất trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính.
5. Thực hiện phân công, phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật, trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Ủy ban nhân dân Thành phố, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của các cơ quan chuyên môn, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, có cơ chế phù hợp để giám sát, kiểm tra và kiểm soát quyền lực.
6. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Từng bước hiện đại hóa, thúc đẩy chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 làm việc theo các nguyên tắc nêu trên.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Hiệu quả hoạt động Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 được bảo đảm nội dung nào?
Hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 được nêu ở Điều 3 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 ban hành kèm theo Quyết định 52/2021/QĐ-UBND cụ thể:
- Hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân Thành phố, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, từng Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Các thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố phải thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình, phát huy tốt vai trò của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố tham mưu giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách, chỉ trình Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc những vấn đề có liên quan đến các thành viên khác, nhưng còn có ý kiến khác nhau, các vấn đề chưa được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng.
- Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ công tác của mình trước Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố trước Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
- Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố có thể lập các Ban Chỉ đạo, Hội đồng để tư vấn giúp Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về một số lĩnh vực công tác trong một thời gian nhất định; sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo, Hội đồng sẽ tự giải thể.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 chịu trách nhiệm trước ai?
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 chịu trách nhiệm theo Điều 4 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026 ban hành kèm theo Quyết định 52/2021/QĐ-UBND cụ thể:
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Thành phố, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân Thành phố, Hội đồng nhân dân Thành phố, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết 131/2020/QH14, Nghị định 33/2021/NĐ-CP và biện pháp thi hành Nghị quyết 131/2020/QH14 và các quy định khác của pháp luật có liên quan, Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy ban nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?