Tổng hợp 03 mẫu đơn xin xác nhận của Ủy ban nhân dân thường gặp? Tải về file word 03 mẫu đơn xin xác nhận?
Tổng hợp 03 mẫu đơn xin xác nhận của Uỷ ban nhân dân thường gặp? Tải về file word 03 mẫu đơn xin xác nhận?
>> Tham khảo 03 mẫu đơn xin xác nhận của UBND thường gặp sau đây:
Tải về Mẫu Đơn xin xác nhận của UBND xã
Tải về Mẫu Đơn xin xác nhận dân sự
Tải về Mẫu Đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân
Lưu ý:
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã được quy định tại Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, cụ thể như sau:
+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
+ Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
Tổng hợp 03 mẫu đơn xin xác nhận của Ủy ban nhân dân thường gặp? Tải về file word 03 mẫu đơn xin xác nhận? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quy định tại Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng;
Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Ủy ban nhân dân họp thường kỳ bao lâu một lần?
Phiên họp Ủy ban nhân dân được quy định tại Điều 113 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 31 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 như sau:
Phiên họp Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
2. Ủy ban nhân dân họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;
b) Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.
Theo đó, Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
Lưu ý:
- Ủy ban nhân dân họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất trong các trường hợp sau đây:
+ Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;
+ Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
+ Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.
Phạm Thị Hồng
- Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy ban nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?