Hình phạt cao nhất đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
- Hình phạt cao nhất đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
- Các tình tiết tăng nặng khi xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng?
- Mục đích của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là gì?
Hình phạt cao nhất đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
Căn cứ Điều 221 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về các khung hình phạt và tình tiết định khung của tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng gồm:
Khung hình phạt 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:
- Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
- Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
- Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
- Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán 2015;
- Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
Người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có một trong các tình tiết định khung sau:
- Vì vụ lợi;
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:
Người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, hình phạt cao nhất đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là 20 năm tù giam.
Hình phạt cao nhất đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là gì? (Hình từ Internet)
Các tình tiết tăng nặng khi xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm:
(1) Phạm tội có tổ chức;
(2) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
(3) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
(4) Phạm tội có tính chất côn đồ;
(5) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
(6) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
(7) Phạm tội 02 lần trở lên;
(8) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
(9) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
(10) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
(11) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
(12) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
(13) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
(14) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
(15) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Lưu ý: Các tình tiết đã được Bộ luật Hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Mục đích của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là gì?
Căn cứ Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015 thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Và theo Điều 31 Bộ luật Hình sự 2015 thì mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội vi phạm quy định về kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?
- Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn, hài hước dành cho bạn thân? Học xong bao nhiêu tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học?
- Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?