Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?

Hộ gia đình ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào? Xin chào, tôi là Hương. Tôi có câu hỏi liên quan đến việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cần được giải đáp. Trước kia hộ gia đình của tôi sinh sống ở thành phố nhưng chúng tôi vừa mới dọn về quê để định cư lâu dài luôn. Vì thế tôi đang muốn biết hộ gia đình ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định như thế nào? Mong sớm nhận được giải đáp.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nông thôn được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn cụ thể như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; tổ chức hoạt động giữ gìn vệ sinh, cải tạo cảnh quan nông thôn; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý công tác thu gom và xử lý chất thải quy mô cấp huyện; đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn; tổ chức theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tại các điểm, khu vực ô nhiễm trên địa bàn nông thôn;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, bố trí nguồn lực thực hiện nội dung về bảo vệ môi trường nông thôn; chỉ đạo, tổ chức việc xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn; ban hành, hướng dẫn áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải, xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn, biện pháp thu gom và xử lý chất thải phù hợp, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường nông thôn;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách phát triển nông thôn gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển nông thôn.

Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?

Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?

Hộ gia đình ở đô thị phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?

Tại khoản 1, khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, theo đó hộ gia đình ở đô thị phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:

(1) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

- Chất thải thực phẩm;

- Chất thải rắn sinh hoạt khác.

(2) Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định nêu trên vào các bao bì để chuyển giao như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Hộ gia đình ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?

Theo khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cụ thể như sau:

(1) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

- Chất thải thực phẩm;

- Chất thải rắn sinh hoạt khác.

(2) Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định trên thực hiện quản lý như sau:

- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

(3) Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Như vậy, hộ gia đình của bạn khi ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì cần phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải theo quy định nêu trên.



Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải rắn

Đinh Thị Ngọc Huyền

Chất thải rắn
Chất thải
Chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất thải rắn có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải rắn Chất thải Chất thải rắn sinh hoạt
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Cá nhân không thu gom vận chuyển chất thải rắn thông thường phải chuyển vào bờ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình là gì? Nếu vi phạm quy định phân loại chất thải rắn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường từ nước ngoài vào Việt Nam có bị vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Hộ gia đình không phân loại chất thải rắn từ sinh hoạt thì bị phạt bao nhiêu tiền? Hộ gia đình có trách nhiệm gì trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt?
Pháp luật
Hộ gia đình không phân loại mà đốt chất thải rắn sinh hoạt thì có vi phạm pháp luật? Chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình được phân loại ra sao?
Pháp luật
Việc sử dụng chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Pháp luật
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình được phân thành những loại nào theo quy định?
Pháp luật
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào