Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đóng mới cần những giấy tờ gì?
- Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện thủy nội địa đóng mới theo những nguyên tắc nào?
- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đóng mới cần những giấy tờ gì?
- Việc kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đóng mới tiến hành như thế nào?
Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện thủy nội địa đóng mới theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa
1. Phương tiện phải được kiểm tra lần đầu, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa trước khi đăng ký hành chính lần đầu.
2. Phương tiện được đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi ở khu vực nào thì đơn vị đăng kiểm có đủ năng lực, thẩm quyền phụ trách khu vực đó thực hiện kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.
3. Phương tiện đã đăng ký hành chính khi kiểm tra chu kỳ, kiểm tra bất thường được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào có đủ năng lực, thẩm quyền phụ trách khu vực phương tiện neo đậu.
4. Các đơn vị đăng kiểm chỉ được kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa phù hợp với năng lực, thẩm quyền và trong khu vực được giao.
Khi kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện thủy nội địa đóng mới cần tuân thủ các nguyên tắc trên.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đóng mới cần những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đóng mới cần những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) quy định như sau:
Thủ tục kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm, hồ sơ bao gồm:
a) Đối với kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi (bao gồm các loại tàu thuyền không phải là phương tiện thủy nội địa chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa); phương tiện đã đóng không có sự giám sát của đăng kiểm (bao gồm tàu làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa): Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, bản sao giấy xóa đăng ký (đối với tàu biển, tàu cá chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa), văn bản chấp thuận sử dụng thiết kế của đơn vị thiết kế (đối với phương tiện đóng theo loạt);
b) Đối với kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đang khai thác: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, bản sao có chứng thực hợp đồng mua bán phương tiện (đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu phương tiện).
2. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác); nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian, địa điểm kiểm tra.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm.
Hồ sơ đối với kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đóng mới (bao gồm các loại tàu thuyền không phải là phương tiện thủy nội địa chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa); phương tiện đã đóng không có sự giám sát của đăng kiểm (bao gồm tàu làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa) gồm:
- Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, bị thay thế bởi Phụ lục III kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023);
- Bản sao giấy xóa đăng ký (đối với tàu biển, tàu cá chuyển đổi thành phương tiện thủy nội địa);
- Văn bản chấp thuận sử dụng thiết kế của đơn vị thiết kế (đối với phương tiện đóng theo loạt).
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Thủ tục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (trừ trường hợp đề nghị kiểm tra bằng hình thức đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại), hồ sơ kỹ thuật của phương tiện. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện quy định như sau:
a) Đối với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi hoặc phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.
...
2. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đóng mới trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V Thông tư 48/2015/TT-BGTVT (trừ trường hợp đề nghị kiểm tra bằng hình thức đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại);
- Hồ sơ kỹ thuật đối với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đóng mới thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.
Việc kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đóng mới tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) quy định như sau:
- Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra, trong thời hạn 01 ngày làm việc (đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km) và 02 ngày làm việc (đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo), kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, đơn vị đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo quy định nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia;
Thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu.
Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nộp giá dịch vụ, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc các hình thức phù hợp khác.
Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Thủ tục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa
...
3. Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì đơn vị đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT và đóng dấu hoàn công vào các hồ sơ thiết kế hoàn công đối với trường hợp kiểm tra đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi loại phương tiện nêu ở khoản 1, 2, 3 Phụ lục IX của Thông tư này; nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nộp phí, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
Như vậy, đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra. Trong thời hạn 01 ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì đơn vị đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo mẫu và đóng dấu hoàn công vào các hồ sơ thiết kế hoàn công.
Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
Lưu ý, quy định trên không áp dụng đối với:
- Phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá;
- Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người;
- Phương tiện thủy nội địa có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa và có sức chở dưới 5 người;
- Bè.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?