Hồ sơ để đăng ký nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm?
- Hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những giấy tờ nào?
- Khi phát hiện chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vi phạm chất lượng thì trình tự, thủ tục xử lý như thế nào?
- Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vi phạm chất lượng thì xử lý ra sao?
Hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 13 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
"Điều 13. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
6. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu bao gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu."
Từ những quy định trên thì nếu bạn muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thì cần phải có đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu và hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Khi phát hiện chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vi phạm chất lượng thì trình tự, thủ tục xử lý như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kết quả thử nghiệm về chất lượng thức ăn chăn nuôi như sau:
Điều 19. Xử lý kết quả thử nghiệm về chất lượng thức ăn chăn nuôi
3. Trình tự, thủ tục xử lý kết quả thử nghiệm về chất lượng thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra thông báo cho tổ chức, cá nhân kết quả thử nghiệm qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức, cá nhân không có khiếu nại về kết quả thử nghiệm thì cơ quan kiểm tra xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Như vậy trong 3 ngày kể từ khi nhận được kết quả thử nghiệm chất lượng thì cơ quan kiểm tra thông báo cho cơ sở của bạn về kết quả thử đó thông qua đường bưu điện hoặc thông quan môi trường mạng. Nếu bạn không có bất kỳ khiếu nại nào về kết quả đó thì trong 07 kể từ ngày nhận được thông báo thì cơ quan kiểm tra sẽ xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vi phạm chất lượng thì xử lý ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng như sau:
"Điều 20. Xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng
1. Thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị xử lý bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Buộc tái xuất: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tái xuất phải thực hiện thủ tục tái xuất theo quy định của pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và nộp hồ sơ tái xuất về cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
b) Buộc tiêu hủy: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tiêu hủy phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có chức năng tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Nội dung hợp đồng phải nêu rõ biện pháp tiêu hủy để cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi giám sát;
c) Buộc tái chế: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp tái chế phải thực hiện tái chế sản phẩm theo phương án phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm sản phẩm sau khi tái chế có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; báo cáo phương án và kết quả tái chế cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi để giám sát khi cần thiết;
d) Buộc chuyển mục đích sử dụng: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp chuyển đổi mục đích sử dụng phải chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm theo phương án phù hợp với quy định của pháp luật; báo cáo phương án và kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi để giám sát khi cần thiết;
đ) Buộc cải chính thông tin: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng biện pháp cải chính thông tin phải thực hiện cải chính thông tin sản phẩm theo kết quả kiểm tra thực tế trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trước khi sử dụng."
Như vậy căn cứ vào quy định trên thì đối với cơ sở nhập khẩu của bạn nếu trong quá trình kiểm tra chất lượng phát hiện có sản phẩm có chất lượng vi phạm quy định thì tùy theo mức độ vi phạm chất lượng sẽ yêu cầu phía cơ sở của bạn phải tiêu hủy, tái chế hay chuyển mục đích sử dụng hoặc buộc cải chính thông tin theo kết quả kiểm tra thực tế lên trên nhãn hoặc tài liệu kèo theo trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?