Hồ sơ thẩm định kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia gồm những gì? Ai chịu trách nhiệm lập kế hoạch này?
- Hồ sơ thẩm định kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia gồm những gì?
- Ai chịu trách nhiệm lập kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia?
- Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia phải được đánh giá thường xuyên hay định kỳ?
Hồ sơ thẩm định kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia gồm những gì?
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về hồ sơ thẩm định kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia gồm:
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
- Dự thảo kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ;
- Bản tổng hợp, giải trình ý kiến tham gia của tổ chức, cá nhân;
- Các văn bản hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.
Tiếp theo sau khi có đủ hồ sơ thẩm định thì thực hiện trình phê duyệt hồ sơ theo khoản 3 Điều này như sau:
- Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để hoàn chỉnh kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Hồ sơ trình phê duyệt gồm các văn bản quy định tại Khoản 2 Điều này và báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định;
- Thời hạn trình phê duyệt: Trước ngày 15 tháng 8 năm cuối đối với chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ; trước ngày 15 tháng 8 hàng năm đối với kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ.
Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia (Hình từ Internet)
Ai chịu trách nhiệm lập kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về thẩm quyền lập kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ quốc gia như sau:
Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia
1. Lập chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia
a) Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (sau đây gọi tắt là VNMAC) chịu trách nhiệm lập chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia theo các quy định tại Điều 10, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định 18/2019/NĐ-CP và theo Mẫu số 01, 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trình Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Quốc phòng);
b) Thời hạn của chương trình khắc phục hậu quả bom mìn cấp quốc gia phù hợp với thời hạn chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia từng thời kỳ; thời hạn của kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn cấp quốc gia phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Theo đó, Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (sau đây gọi tắt là VNMAC) chịu trách nhiệm lập kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia theo các quy định tại Điều 10 Nghị định 18/2019/NĐ-CP, khoản 1 Điều 11 Nghị định 18/2019/NĐ-CP và khoản 1 Điều 12 Nghị định 18/2019/NĐ-CP và theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Thông tư 195/2019/TT-BQP trình Bộ Quốc phòng (qua Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Quốc phòng).
Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia phải được đánh giá thường xuyên hay định kỳ?
Theo Điều 6 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định:
Đánh giá, điều chỉnh chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ
1. Chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ phải được đánh giá định kỳ để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Thời hạn đánh giá chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia là 3 năm và đánh giá giữa kỳ đối với chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp tỉnh.
2. Chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ được điều chỉnh trong trường hợp có sự thay đổi về:
a) Các chỉ tiêu chính của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, địa phương;
b) Các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường;
c) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
d) Chiến lược quốc phòng, an ninh;
đ) Nguồn lực.
3. Cơ quan lập chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ có trách nhiệm tổ chức đánh giá, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
Theo đó, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia phải được đánh giá định kỳ để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khắc phục hậu quả bom mìn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?