Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh là ai? Cập nhật thông tin về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh lên cơ sở dữ liệu quốc gia là trách nhiệm của ai?
- Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh là ai?
- Thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia có bao gồm dữ liệu về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh không?
- Cập nhật thông tin về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh lên cơ sở dữ liệu quốc gia là trách nhiệm của ai?
Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh là ai?
Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh được giải thích tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh là người bị chết, bị khuyết tật hoặc dị tật do bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh (Hình từ Internet)
Thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia có bao gồm dữ liệu về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh không?
Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được xây dựng và quản lý tại Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam.
2. Thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm:
a) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình công nghệ trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
c) Dữ liệu về các hoạt động quân sự đã xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Kết quả thực hiện các dự án điều tra, khảo sát ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
đ) Thông tin về việc phát hiện bom mìn vật nổ; các tai nạn, sự cố do bom mìn vật nổ sau chiến tranh gây ra;
e) Thông tin về chương trình, kế hoạch, nguồn lực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của quốc gia và các địa phương;
g) Thông tin về kết quả thực hiện dự án, hạng mục rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh, hỗ trợ nạn nhân, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân của các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và các cơ quan, đơn vị, tổ chức;
h) Thông tin về hoạt động quản lý chất lượng các chương trình, dự án, hạng mục rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh, hỗ trợ nạn nhân và giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;
i) Dữ liệu về năng lực các tổ chức, đơn vị tham gia thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam;
k) Dữ liệu về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
l) Các thông tin khác có liên quan.
3. Các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh kịp thời và chính xác.
Theo đó, thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được quy định cụ thể trên, trong đó có bao gồm dữ liệu về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Cập nhật thông tin về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh lên cơ sở dữ liệu quốc gia là trách nhiệm của ai?
Cập nhật thông tin về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh lên cơ sở dữ liệu quốc gia là trách nhiệm của ai, thì theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng chiến lược tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh và hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
2. Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án được giao theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành thực hiện các dự án liên quan; trên cơ sở nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng dự toán ngân sách trong kế hoạch ngân sách hàng năm của Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hàng năm, phối hợp với Bộ Quốc phòng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Cập nhật thông tin về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh lên cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
4. Chỉ đạo và quản lý hoạt động của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ Việt Nam, Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cập nhật thông tin về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh lên cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh. là trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khắc phục hậu quả bom mìn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?