Hồ sơ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của cá nhân gồm những gì?
- Hồ sơ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của cá nhân gồm những gì?
- Mẫu bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của cá nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương đối với đất trồng lúa được xác định như thế nào?
Hồ sơ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của cá nhân gồm những gì?
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm:
a) Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
2. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
3. Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân);
...
Theo đó, người sử dụng đất sẽ bao gồm cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
1. Người sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, gửi Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa (sau đây gọi là Bản Đăng ký) đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hợp lệ; Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp của Bản Đăng ký với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã.
a) Trường hợp Bản Đăng ký phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cho người sử dụng đất trồng lúa đăng ký;
b) Trường hợp Bản Đăng ký không phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản theo mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này, người sử dụng đất trồng lúa đăng ký.
Như vậy, cá nhân sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản cần phải gửi Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa (sau đây gọi là Bản Đăng ký) đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP. Tải về.
Mẫu bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của cá nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của cá nhân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của cá nhân mới nhất hiện nay là mẫu tại Phụ lục IV được ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa của cá nhân mới nhất hiện nay tại đây.
Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương đối với đất trồng lúa được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất
1. Nguyên tắc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất
a) Việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất bảo đảm nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, phù hợp với tiềm năng đất đai của địa phương; phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
b) Bảo đảm phù hợp với định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia có liên quan;
c) Việc phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất bảo đảm phù hợp với điều kiện về đất đai, nguồn lực đầu tư, lao động và hạ tầng kỹ thuật của từng địa phương;
d) Ưu tiên quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; quỹ đất đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thể thao, nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở xem xét kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước hoặc kết quả thực hiện quy hoạch đô thị đối với khu vực không yêu cầu lập quy hoạch sử dụng đất, định hướng sử dụng đất cho giai đoạn tiếp theo.
2. Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương
a) Đối với đất trồng lúa được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước; định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; bảo đảm giữ đất trồng lúa tại những khu vực năng suất, chất lượng cao; khu vực có tiềm năng đất đai, lợi thế cho việc trồng lúa; nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác;
...
Như vậy, tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương đối với đất trồng lúa sẽ được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
Ngoài ra, còn có những tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương đối với đất trồng lúa như sau:
+ Định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương;
+ Bảo đảm giữ đất trồng lúa tại những khu vực năng suất, chất lượng cao;
+ Khu vực có tiềm năng đất đai, lợi thế cho việc trồng lúa;
+ Nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác;
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển đổi cơ cấu cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?