Hồ sơ xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ gồm những gì?
- Thông báo xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ bằng hình thức nào?
- Hồ sơ xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ gồm những gì?
- Hội đồng xét tuyển đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ có bao nhiêu thành viên?
Thông báo xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ bằng hình thức nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC quy định đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ thông báo công khai nhu cầu tuyển dụng trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo nói, báo hình);
Đồng thời phải đăng tải trong thời hạn ít nhất 20 ngày làm việc trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc, trong đó ưu tiên xét tuyển đặc cách và bổ nhiệm vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ đối với các đối tượng đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này.
Theo đó, tại Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC quy định thì:
Điều 5. Tiêu chuẩn xét tuyển dụng đặc cách viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ
Cá nhân được xem xét xét tuyển đặc cách vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ và được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV).
3. Có thành tích khoa học và công nghệ quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Điều 6. Thành tích khoa học và công nghệ để xét tuyển dụng đặc cách viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ
1. Xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh Trợ lý nghiên cứu, Kỹ thuật viên (hạng IV) nếu trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển cá nhân đạt một trong các thành tích sau:
a) Có bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh về thành tích khoa học và công nghệ;
b) Là tác giả của 02 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín trong nước hoặc quốc tế.
2. Xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh Nghiên cứu viên, Kỹ sư (hạng III) nếu trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển cá nhân đạt hai trong các thành tích sau:
a) Có bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh về thành tích khoa học và công nghệ;
b) Là tác giả của 02 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín trong nước hoặc quốc tế;
c) Là chủ biên của 01 sách chuyên khảo;
d) Có sáng chế, giải pháp hữu ích quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
3. Xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh Nghiên cứu viên chính, Kỹ sư chính (hạng II) nếu tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển cá nhân đạt đồng thời các thành tích sau:
a) Đã chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp Bộ trở lên, được nghiệm thu ở mức đạt hoặc chủ trì nhiệm vụ, dự án khoa học và công nghệ ở nước ngoài;
b) Tác giả của 05 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín trong nước; hoặc 02 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí khoa học có uy tín quốc tế; hoặc chủ biên 02 sách chuyên khảo; hoặc có 01 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; hoặc đạt giải thưởng về khoa học và công nghệ.
4. Yêu cầu đối với bài báo khoa học được công bố và sách chuyên khảo thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ (Hình từ Internet)
Hồ sơ xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ gồm những gì?
Về hồ sơ xét tuyển dụng đặc cách, được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC:
Cá nhân đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này nộp hồ sơ xét tuyển đặc cách vào vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ. Hồ sơ xét tuyển đặc cách gồm:
- Đơn đăng ký xét tuyển đặc cách (theo Mẫu số 01/TDKHCN ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC);
- Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập, thành tích khoa học và công nghệ theo yêu cầu của vị trí xét tuyển. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;
- Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;
- Lý lịch khoa học của người đề nghị xét tuyển đặc cách;
- Lý lịch tư pháp của người đề nghị xét tuyển đặc cách.
Hội đồng xét tuyển đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ có bao nhiêu thành viên?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC quy định như sau:
Hội đồng xét tuyển đặc cách
1. Hội đồng xét tuyển đặc cách gồm 05 hoặc 07 thành viên.
Thành phần hội đồng xét tuyển đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
Thành viên hội đồng không được là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được đề nghị xét tuyển đặc cách và không đang trong quá trình thi hành kỷ luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xét tuyển dụng đặc cách:
a) Kiểm tra các điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích khoa học và công nghệ quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này tương ứng với vị trí việc làm cần tuyển dụng;
b) Phỏng vấn về trình độ hiểu biết chung của người được đề nghị xét tuyển dụng đặc cách gắn với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
3. Hội đồng làm việc khi có mặt từ hai phần ba tổng số thành viên trở lên theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có văn bản kèm biên bản kết luận gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức xem xét, quyết định.
4. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, Hội đồng xét tuyển đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ gồm có 05 hoặc 07 thành viên.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khoa học và công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?