Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm những gì? Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được tiếp nhận và thẩm định trong thời gian bao lâu?
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm những loại giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
Trong đó, Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp gồm các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
- Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
- Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
- Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
- Thông tin, bằng chứng về trợ cấp của nước ngoài, bao gồm sự tồn tại của trợ cấp; nước bị cáo buộc thực hiện trợ cấp; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cáo buộc nhận trợ cấp; hình thức và chính sách trợ cấp; số lượng, khối lượng và giá trị của trợ cấp;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
- Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm những gì? Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được tiếp nhận và thẩm định trong thời gian bao lâu?
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được tiếp nhận và thẩm định trong thời gian bao lâu?
- Về thời hạn trong việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, căn cứ Điều 30 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu), Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu. Nếu Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu để bổ sung.
Thời hạn để bổ sung Hồ sơ yêu cầu do Cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ.
- Về thời hạn trong việc thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, căn cứ Điều 31 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Việc thẩm định Hồ sơ yêu cầu và ban hành quyết định điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Theo đó, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra), Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra hoặc không điều tra. Trường hợp đặc biệt, việc ban hành quyết định có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong trường hợp không có Bên yêu cầu bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có quy định trong trường hợp không có Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa bị bán phá giá hoặc được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
- Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 33 Nghị định 10/2018/NĐ-CP và Điều 29 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong trường hợp không có Bên yêu cầu bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
- Đơn yêu cầu trong trường hợp này gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
- Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
- Thông tin, bằng chứng về trợ cấp của nước ngoài, bao gồm sự tồn tại của trợ cấp; nước bị cáo buộc thực hiện trợ cấp; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị cáo buộc nhận trợ cấp; hình thức và chính sách trợ cấp; số lượng, khối lượng và giá trị của trợ cấp;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
- Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp chống trợ cấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?