Hỗ trợ kinh phí xây vỏ mộ liệt sĩ như thế nào? Trường hợp thông tin trên bia mộ liệt sĩ bị sai thì đính chính như thế nào?
Hỗ trợ kinh phí xây vỏ mộ liệt sĩ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 152 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
Quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ
...
5. Mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được chăm sóc, giữ gìn; khi công trình xuống cấp cần được sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng; việc đầu tư xây dựng mới phải phù hợp với quy hoạch của địa phương; việc di dời nghĩa trang liệt sĩ để phục vụ quy hoạch mới tại địa phương do địa phương bảo đảm nguồn lực thực hiện.
a) Các dự án xây dựng, mở rộng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ bố trí từ vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.
b) Xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ, các dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ đề nghị hỗ trợ từ kinh phí chi thường xuyên nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng phải gửi hồ sơ về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm phân bổ dự toán. Hồ sơ hỗ trợ gồm:
Đối với mộ liệt sĩ xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa không gắn với dự án xây dựng, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung trong dự toán ngân sách hằng năm gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đối với các dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ gồm: Quyết định phê duyệt dự án hoặc phê duyệt Báo cáo kinh tế kĩ thuật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền kèm theo các tài liệu làm căn cứ phê duyệt theo quy định hiện hành đối với các công trình ghi công liệt sĩ có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên hoặc có Quyết định phê duyệt dự toán kinh phí sửa chữa, bảo trì của cơ quan, đơn vị quản lý công trình đối với các công trình ghi công liệt sĩ có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng. Trường hợp công trình ghi công liệt sĩ bị hư hỏng do thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng thì phải có Quyết định phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí sửa chữa công trình của cấp có thẩm quyền theo quy định trên, trong đó có thuyết minh đầy đủ nội dung cần sửa chữa, khắc phục.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: lập và tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện công tác mộ liệt sĩ và cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các công trình ghi công liệt sĩ vào dự toán kinh phí thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của địa phương; tổng hợp và gửi hồ sơ tài liệu công tác mộ liệt sĩ và các dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì công trình ghi công liệt sĩ được ban hành đúng thẩm quyền về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm phân bổ dự toán hằng năm; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt phân bổ kinh phí bảo đảm đúng dự toán và nội dung hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện công tác mộ liệt sĩ và cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các công trình ghi công liệt sĩ từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tình hình phân bổ và thực hiện kinh phí hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ và cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các công trình ghi công liệt sĩ từ nguồn ngân sách trung ương tại các địa phương bảo đảm đúng quy định tại Nghị định này.
6. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia chăm sóc, giữ gìn công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ.
Theo đó, hiện nay không có quy định cụ thể về mức hỗ trợ cho vấn đề này tuy nhiên khi mộ liệt sĩ bị xuống cấp có nhu cầu tu bổ lại thì vẫn được phép. Tùy thuộc vào nguồn chi của ngân sách địa phương hằng năm.
Như vậy, bạn liên hệ Ủy ban nơi bạn sinh sống để có thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
Mộ liệt sĩ (Hình từ Internet)
Trường hợp thông tin trên bia mộ liệt sĩ bị sai thì đính chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
Đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ
1. Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ (mẫu số 10-MLS).
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm kiểm tra thông tin liên quan về phần mộ và gửi đề nghị xác minh thông tin liệt sĩ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ trong thời gian 05 ngày làm việc có trách nhiệm kiểm tra thông tin về liệt sĩ và gửi kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra thông tin về liệt sĩ, có trách nhiệm chỉnh sửa thông tin trên bia mộ liệt sĩ.
Theo đó, nếu thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ (mẫu số 10-MLS).
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
Quản lý nghĩa trang liệt sĩ và mộ liệt sĩ
1. Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi không có Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ có trách nhiệm:
a) Lập sơ đồ mộ liệt sĩ, hồ sơ mộ liệt sĩ, lập danh sách mộ liệt sĩ (mẫu số 16-MLS) để lưu và gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Đối với những hài cốt liệt sĩ đã được di chuyển đi, trong danh sách quản lý phải ghi rõ thông tin người di chuyển hài cốt liệt sĩ và địa phương nơi an táng hài cốt sau khi di chuyển;
c) Đối với hài cốt liệt sĩ mới tiếp nhận, trong danh sách quản lý phải ghi rõ thông tin đơn vị quy tập hài cốt liệt sĩ hoặc người di chuyển hài cốt liệt sĩ và địa phương nơi quy tập hài cốt liệt sĩ hoặc nơi an táng hài cốt trước khi di chuyển.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
Tổng hợp danh sách nghĩa trang liệt sĩ (mẫu số 17-MLS), mộ liệt sĩ trên địa bàn (mẫu số 16-MLS), mộ liệt sĩ do gia đình đang quản lý (mẫu số 18-MLS) để lưu và gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Quản lý nghĩa trang liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn;
b) Đối với những mộ liệt sĩ xác định được đầy đủ thông tin thì thực hiện báo tin mộ liệt sĩ;
c) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nhận chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ;
d) Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức dâng hương, dâng hoa tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn vào hồi 20 giờ ngày 26 tháng 7 và dịp Tết Nguyên đán hàng năm;
đ) Cập nhật danh sách mộ, nghĩa trang liệt sĩ, sơ đồ mộ liệt sĩ tại địa phương và gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
Theo đó, Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi không có Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ có trách nhiệm quản lý mộ liệt sĩ.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mộ liệt sĩ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?
- Black Friday sale các mặt hàng nào? Black Friday khi nào? Khuyến mại Black Friday phải đảm bảo điều gì?
- Tổng hợp đáp án cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Trình tự xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa? Ủy ban nhân dân cấp nào lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành; triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy ở cấp Trung ương