Hóa chất diệt khuẩn là gì? Việc ghi nhãn hóa chất diệt khuẩn phải có các nội dung bắt buộc nào?
Hóa chất diệt khuẩn là gì?
Hóa chất diệt khuẩn được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 91/2016/NÐ-CP thì hóa chất diệt khuẩn là hóa chất có chứa hoạt chất diệt khuẩn ở dạng kỹ thuật dùng để gia công chế biến thành chế phẩm diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (sau đây gọi tắt là hóa chất).
Hóa chất diệt khuẩn là gì? Việc ghi nhãn hóa chất diệt khuẩn phải có các nội dung bắt buộc nào? (Hình từ Internet)
Việc ghi nhãn hóa chất diệt khuẩn phải có các nội dung bắt buộc nào?
Việc ghi nhãn hóa chất diệt khuẩn phải có các nội dung bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2016/NÐ-CP như sau:
Nhãn hóa chất, chế phẩm
1. Việc ghi nhãn hóa chất, chế phẩm thực hiện theo quy định tại Phụ lục số IX ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Khi có thay đổi nội dung, hình thức nhãn chế phẩm ngoài các nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, chủ sở hữu số đăng ký lưu hành phải có văn bản thông báo nội dung thay đổi và gửi kèm mẫu nhãn mới (gồm mẫu nhãn của tất cả các quy cách đóng gói theo kích thước thực, trường hợp nhiều quy cách đóng gói có nhãn thiết kế giống nhau, chủ sở hữu số đăng ký lưu hành nộp nhãn của quy cách đóng gói nhỏ nhất) đến Bộ Y tế để bổ sung vào hồ sơ chậm nhất là 15 ngày trước khi lưu hành nhãn mới. Trường hợp Bộ Y tế triển khai đăng ký trực tuyến, chủ sở hữu số đăng ký lưu hành gửi thông báo thay đổi nội dung hoặc hình thức nhãn trực tuyến. Việc gửi thông báo trực tuyến thực hiện theo quy định tại Chương VIII Nghị định này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo thay đổi nội dung nhãn (thời điểm tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu tiếp nhận công văn đến của Bộ Y tế), nếu Bộ Y tế không có văn bản yêu cầu sửa đổi bổ sung:
a) Chủ sở hữu số đăng ký lưu hành được quyền lưu hành nhãn mới;
b) Bộ Y tế có trách nhiệm bổ sung mẫu nhãn mới của chế phẩm vào hồ sơ đăng ký lưu hành.
Theo đó tại tiểu mục 1 Mục II Phụ lục IX ban hành kem theo Nghị định 91/2016/NÐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 9 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
ĐỐI VỚI HÓA CHẤT:
1. Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn:
a) Tên thương mại;
b) Thành phần, hàm lượng hoạt chất;
c) Hướng dẫn bảo quản;
d) Thông tin cảnh báo về nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và môi trường;
đ) Tên cơ sở sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất;
e) Ngày, tháng, năm sản xuất hoặc tháng, năm sản xuất;
g) Hạn sử dụng.
2. Hình thức nhãn:
a) Nhãn phải được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ nhạt, rách nát trong quá trình lưu thông, bảo quản, vận chuyển và sử dụng, chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm;
b) Nhãn phải được gắn chặt hoặc in trên bao bì hóa chất.
Như vậy, theo quy định trên thì việc ghi nhãn hóa chất diệt khuẩn phải có các nội dung bắt buộc sau:
- Tên thương mại;
- Thành phần, hàm lượng hoạt chất;
- Hướng dẫn bảo quản;
- Thông tin cảnh báo về nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và môi trường;
- Tên cơ sở sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất;
- Ngày, tháng, năm sản xuất hoặc tháng, năm sản xuất;
- Hạn sử dụng.
Hóa chất diệt khuẩn bị tiêu hủy trong trường hợp nào?
Hóa chất diệt khuẩn bị tiêu hủy trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 91/2016/NÐ-CP như sau:
Tiêu hủy hóa chất, chế phẩm
1. Các trường hợp phải tiêu hủy:
a) Hóa chất, chế phẩm đã hết hạn sử dụng mà không thể tái chế hoặc không bảo đảm chất lượng mà không thể khắc phục;
b) Dụng cụ, bao gói chứa hóa chất, chế phẩm không tiếp tục sử dụng; chất thải bỏ hoặc hóa chất, chế phẩm không sử dụng hết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng mà không thể tái chế.
2. Các hóa chất, chế phẩm do hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong phạm vi hộ gia đình phải được thải bỏ theo khuyến nghị của nhà sản xuất, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có hóa chất, chế phẩm hoặc bao gói của hóa chất, chế phẩm buộc tiêu hủy phải chịu mọi chi phí cho việc tiêu hủy.
4. Việc thu gom, tiêu hủy hóa chất, chế phẩm và bao gói của hóa chất, chế phẩm không được làm rơi vãi, phát tán hoặc làm tăng thêm chất thải nguy hại ra môi trường và phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, theo quy định trên thì hóa chất diệt khuẩn bị tiêu hủy trong trường hợp sau:
- Hóa chất đã hết hạn sử dụng mà không thể tái chế hoặc không bảo đảm chất lượng mà không thể khắc phục;
- Dụng cụ, bao gói chứa hóa chất không tiếp tục sử dụng; chất thải bỏ hoặc hóa chất không sử dụng hết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng mà không thể tái chế.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhãn hóa chất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?