Hòa giải việc ly hôn tại tòa án có thể thực hiện thông qua người đại diện không? Hòa giải việc ly hôn không được thực hiện khi nào?
Hòa giải việc ly hôn tại tòa án có thể thực hiện thông qua người đại diện không?
Phiên tòa hòa giải tại tòa án được quy định tại Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Thành phần phiên hòa giải, đối thoại gồm có:
a) Hòa giải viên;
b) Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
c) Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của các bên được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Người bị kiện trong khiếu kiện hành chính có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia đối thoại. Người đại diện theo ủy quyền phải có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết khiếu kiện.
Theo quy định này, đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải mà không được thông qua người đại diện.
Hòa giải việc ly hôn tại tòa án có thể thực hiện thông qua người đại diện không? Hòa giải việc ly hôn không được thực hiện khi nào? (hình từ internet)
Hòa giải việc ly hôn tại tòa án không được thực hiện trong trường hợp nào?
Những trường hợp không tiến hành hòa giải tại Tòa án được quy định tại Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.
4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.
6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hòa giải việc ly hôn tại tòa án không được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp kể trên.
Biên bản hòa giải việc ly hôn tại tòa án phải đầy đủ những nội dung gì?
Biên bản hòa giải việc ly hôn tại tòa án được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;
b) Thành phần tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;
c) Diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Trường hợp có những nội dung mà các bên không thỏa thuận, thống nhất thì cũng được ghi trong biên bản;
d) Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, còn đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
đ) Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì phải ghi rõ trong biên bản;
e) Ý kiến của các bên về việc yêu cầu hoặc không yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;
h) Chữ ký của Hòa giải viên;
i) Chữ ký xác nhận của Thẩm phán tham gia phiên họp.
...
Theo đó, Biên bản hòa giải việc ly hôn tại tòa án phải đầy đủ những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;
- Thành phần tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;
- Diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
+ Trường hợp có những nội dung mà các bên không thỏa thuận, thống nhất thì cũng được ghi trong biên bản;
- Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, còn đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
- Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì phải ghi rõ trong biên bản;
- Ý kiến của các bên về việc yêu cầu hoặc không yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;
- Chữ ký của Hòa giải viên;
- Chữ ký xác nhận của Thẩm phán tham gia phiên họp.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hòa giải tại Tòa án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?