Hoạt động bảo vệ môi trường có phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch hay không?
- Hoạt động bảo vệ môi trường có phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch hay không?
- Cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường được hưởng chính sách gì?
- Cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hành vi vi phạm khi hoạt động bảo vệ môi trường thì có thể bị xử phạt hành chính theo các hình thức nào?
Hoạt động bảo vệ môi trường có phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch hay không?
Hoạt động bảo vệ môi trường có phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch hay không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung như sau:
Nguyên tắc bảo vệ môi trường
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Theo đó việc bảo vệ môi trường phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nêu trên và trong đó hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch.
Bên cạnh đó hoạt động bảo vệ môi trường phải ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
Hoạt động bảo vệ môi trường (Hình từ Internet)
Cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường được hưởng chính sách gì?
Cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường được hưởng chính sách theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung như sau:
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
...
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
...
8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường được hưởng chính sách như sau:
- Được bảo đảm quyền lợi; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
- Được tôn vinh, khen thưởng cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực.
Cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hành vi vi phạm khi hoạt động bảo vệ môi trường thì có thể bị xử phạt hành chính theo các hình thức nào?
Cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hành vi vi phạm khi hoạt động bảo vệ môi trường thì có thể bị xử phạt hành chính theo các hình thức quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định sau đây:
...
4. Không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại các điểm a, c, g và l khoản 3 Điều này khi không có đủ căn cứ xác định hậu quả hoặc không có đủ căn cứ xác định số lợi bất hợp pháp thu được hoặc không có đủ căn cứ xác định số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định do hành vi vi phạm hành chính đó gây ra.
Như vậy, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hành vi vi phạm khi hoạt động bảo vệ môi trường tùy vào từng hành vi cụ thể thì có thể bị xử phạt hành chính theo các hình thức sau:
- Xử phạt chính: phạt tiền hoặc cảnh cáo.
- Xử phạt bổ sung (nếu có)
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có)
Hoàng Minh Hiến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?